Một tiêu đề đầy thách thức - với những câu hỏi khó chịu nhưng quan trọng. Bài viết của Kurt Appel đã được trình làng vào ngày 28 tháng 5 trên tạp chí hàng tuần "DIE FURCHE" - một tạp chí nổi tiếng. Bài báo cũng được đăng trên một tờ báo hàng ngày nổi tiếng ở Ý và gây ra tranh cãi. Nó đã được giới thiệu và tranh luận trong mười phút trên một trong những chương trình tin tức quan trọng nhất của đài phát thanh.
Một tiêu đề đầy thách thức - với những câu hỏi khó chịu nhưng quan trọng. Bài viết của Kurt Appel đã được trình làng vào ngày 28 tháng 5 trên tạp chí hàng tuần "DIE FURCHE" - một tạp chí nổi tiếng. Bài báo cũng được đăng trên một tờ báo hàng ngày nổi tiếng ở Ý và gây ra tranh cãi. Nó đã được giới thiệu và tranh luận trong mười phút trên một trong những chương trình tin tức quan trọng nhất của đài phát thanh.
Xã hội chúng ta chỉ trích tôn giáo. Nhưng nó che giấu các hình thức mới của chuẩn (quasi) tôn giáo, thường mang các đặc điểm của mê tín. Tôn giáo phổ quát hiện tại có thể được gọi là Covid-19.
Tình hình hiện tại, có một cái gì đó ảo tưởng trong kỳ vọng tôn giáo về virus học. Chúng ta bắt gặp trong đó niềm chờ mong Đấng Thiên sai mang tính thế tục: Thay vì mong đợi sự trở lại của Chúa Giêsu, chúng ta đang chờ đợi “Đấng Thiên Sai” - “Vắc xin chống lại Covid", mà không ai biết khi nào và liệu “Người” có đến không? Trong chương trình tin tức ZiB 2 ( truyền hình Áo), nhà virus học Drosten kêu gọi chúng ta: Tin vào khoa học và vị cứu tinh của nó: vắc-xin. Tất cả các đường lối và tất cả các biện pháp liên tục nói với chúng ta rằng: Cuộc sống hiện tại của chúng ta thực ra là cuộc sống đang ở trong tình trạng khẩn cấp, cuộc sống thực, chỉ bắt đầu khi ngành công nghiệp dược phẩm cho chúng ta vắc-xin.
Covid - 19 cũng có hàng giáo sĩ: Họ là những nhà virus học nói với chúng ta mỗi ngày, chúng ta phải làm gì cho đến khi vắc-xin đến. Nền kinh tế đang bị hủy hoại ư? Đừng lo lắng, chúng ta sống với những kỳ vọng. Không có trường học và không có cuộc sống xã hội nữa, nhưng có học tập qua máy tính và thế giới ảo mới tốt hơn nhiều so với thực tế. Văn hóa cũng sụp đổ ư? Không có vấn đề, chúng ta có một tế tự mới đang chiếm hữu địa vị của nó. Tế tự này được gọi là "giản cách xã hội". Nó được kết nối với những vấn đề của thế hệ trẻ, từ đó mọi viễn cảnh được đón nhận, và khẩu trang như lễ phục phụng vụ.
Tất nhiên, các biện pháp trừng phạt được áp dụng cho việc không tuân thủ việc tế tự, được bảo đảm một cách xuất sắc bởi nền tảng giáo điều của tôn giáo mới: Sự sợ hãi và cốt lõi của nó là nỗi kinh hoàng đối với người khác, được cho là để bảo đảm sức khỏe của mỗi người dân, như một tâm trạng chung. Thật là vụng về đối với những luật lệ gắt gao, làm thấm nhuần trong chúng ta nỗi sợ người lạ, nhưng cũng thừa nhận một số ngoại lệ nhất định. Hơn nữa, chúng ta biết: Có nguy cơ tử vong từ người khác, không có ngoại lệ, người khác là địa ngục cần tránh. Thông điệp này phải được chuyển đến những đứa trẻ, một thời gian nào đó, cũng có sự tiếp xúc vật lý ở trường. Cần chú ý: Ngay cả khi người khác có virus đã khỏi, anh ta có thể trở nên nguy hiểm trở lại: Đó là một quả lựu đạn có thể nổ bất cứ lúc nào. Và rõ ràng, virus có thể được quản lý tốt hơn bằng thuốc thông thường, như kinh nghiệm tại các bệnh viện ở Bergamo cho thấy, nhưng người ta không nên công bố điều này quá lớn tiếng, bởi vì điều này có thể làm suy yếu niềm tin vào “Đấng Messia”.
Và bây giờ có thể nói cách rõ ràng: Không, đó không phải là lý thuyết âm mưu hay chống tiêm chủng không hợp lý, không phải là lặp lại điệp khúc coi Covid-19 không quan trọng, bằng cách so sánh căn bệnh này với bệnh cúm thông thường. Tôi hiện đang ở tỉnh Bergamo, nơi vợ tôi làm việc trong một bệnh viện. Chúng tôi sống ở khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Val Seriana, nơi hàng ngàn người chết vì virus và tiếng chuông báo tử vang lên nhiều lần trong ngày tại các thị trấn nhỏ vào tháng tư.
Khoa học và y học không nên để mất uy tín, người ta chỉ có thể ngưỡng mộ với sự tôn trọng hiệu suất của các bác sĩ, nhân viên điều dưỡng, nhà tâm lý học, chức sắc tôn giáo và các dịch vụ cấp cứu, những người thường thể hiện sự cam kết chưa từng có đối với người bệnh, ngay cả khi chính họ cũng có nguy cơ bị lây nhiễm.
Nhưng vấn đề là: Liệu các biện pháp chống Covid-19 có thực sự phá hủy toàn bộ nền tảng xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa của chúng ta không? Ở đây cho thấy sự ngây thơ của những người tả khuynh đến mức tin: Nền kinh tế chi phối mọi thứ. Khi một tôn giáo mới xuất hiện, ngay cả nền kinh tế cũng hoàn toàn bất lực. Lệ thuộc vào chức tư tế mới và các lễ sinh chính trị của nó cũng như mong muốn của nó thống trị mọi thứ đến chi tiết cuối cùng- và điều đó có nghĩa: Trong trường hợp cụ thể nó là một nguồn tác động khó lường - chúng ta đang bước vào sự sụp đổ của cấu trúc xã hội, kinh tế, văn hóa và tâm lý. Ngay cả khi tình hình được cải thiện rõ rệt, một số lớn dân cư đã sợ hãi nhận ra: Virus có thể tấn công bất cứ lúc nào, "bên ngoài" đe dọa đến tính mạng và chúng ta rút lui vào trong các bức tường của chính mình cũng như giữ khoảng cách với người khác, để đảm bảo an toàn. Mặt khác, các câu hỏi và những thảo luận cơ bản phần lớn bị cấm đoán bởi các diễn ngôn công khai: Liệu rằng việc sống còn có phải là giá trị cao nhất hoặc thậm chí duy nhất trong nền văn hoá của chúng ta, hay là có một sự kiện văn hóa, kinh tế và xã hội - từ những nhà khách đến các lễ hội văn hóa và thể thao - có giá trị là phải chấp nhận rủi ro ? Cái chết có thực sự là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với con người? Không có cách nào để đối phó với mối đe dọa này bình tĩnh hơn sao? Phải chăng những ngành nghề như giáo viên, nhân viên xã hội và nhân viên mục vụ cũng đòi hỏi phải kiềm chế bản thân và an toàn của mình khi nói đến việc hỗ trợ người khác trong cuộc sống của họ? Chúng ta phải đối mặt với những khó khăn đầy đe doạ trên khắp thế giới, nhưng cũng có những vấn đề cấp bách như khủng hoảng khí hậu và thất nghiệp hàng loạt, đặc biệt trong giới trẻ, những người đòi hỏi tất cả những nỗ lực kinh tế của chúng ta, chúng ta phải làm mọi thứ để có thể tạo ra một bầu khí lạc quan và đặc biệt là nhiều niềm vui cũng là điều quyết định trong cuộc sống dễ bị tổn thương này?
Kurt Appel là giáo sư thần học cơ bản và phát ngôn viên của trung tâm nghiên cứu "Tôn giáo và biến đổi trong xã hội đương đại" tại khoa thần học Công Giáo, đại học Vienna.
Lm Anrê Đoàn Văn Điểm chuyển ngữ