Chúng ta có nên tránh sự thỏa mãn cá nhân?

Bénédicte Drouin

Đối mặt với những thỏa mãn cá nhân, một số người bị giằng xé giữa những hoài nghi và quyến rũ. Đó có phải là một con đường để có thể giúp bạn tiến bộ trong cuộc sống của mình. Niềm tin không đủ để biến thành “hiện thực”?

Tự tìm kiếm, chữa lành nội tâm… hăng say phát triển bản thân thường thiếu biện phân. Triết gia Norbert Mallet phân tích khái niệm này dưới ánh sáng đức tin. 





Mục đích của đời sống Kitô hữu là sống đức ái. Tại sao phải tìm kiếm sự thỏa mãn cá nhân?

Như Chúa Giêsu đã nhắc nhở chúng ta, luật Cựu ước dạy rằng: “Hãy yêu tha nhân như chính mình” (Mt 22,39). Tình yêu dành cho người khác không thể được sống mà không có tình yêu tự thân. Tình yêu của Thiên Chúa dành cho tất cả mọi người là duy nhất, qua đó Ngài hướng đến con người qua cách tôn trọng nhân phẩm, lịch sử và những nhu cầu của con người. Chúng ta không phải là những thụ tạo được nhân bản cách thiêng liêng, được mời gọi có cùng mối tương quan với Thiên Chúa, mỗi người đáp lại ơn gọi của mình tùy theo tài năng mà mình nhận được. Ví dụ, thánh Tôma Aquino hay thánh Carlo Borromeo với tài năng là trí thông minh của các ngài, hoặc thánh Alfonso Maria de liguoi với khả năng của người chỉ huy con người. 

Kết hợp với Thiên Chúa không bằng theo đuổi hạnh phúc? 

Kết hợp với Thiên Chúa là đỉnh cao của sự hoàn thiện cá nhân. Chúng ta được Thiên Chúa tạo dựng để được kết hợp với Chúa bằng trọn vẹn con người của mình: thân xác, linh hồn, cảm xúc, trí khôn, trí tưởng tượng, ý chí… Mối nguy ở chỗ những việc đó làm mất đi những điều chúng ta có và các thành quả chúng ta có thể đem lại. Làm việc dựa trên chính mình, làm giảm các rối loạn chức năng của chúng ta, các hệ thống phòng thủ ngăn chặn chúng ta, làm cho công việc của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta thêm dễ dàng. Chúng ta có thể minh họa bằng tính cách của thánh Phêrô: nóng giận, đầy hỏa khí, thánh nhân không thể chấp nhận thông điệp của Chúa Kitô cho đến khi nào ngài từ bỏ sự bốc đồng của mình. 

Nhưng việc chữa lành những vết thương của mình sẽ không bao giờ loại trừ thân phận tội lỗi của chúng ta…

Thánh Tôma Aquinô nói rằng tác động chính của tội lỗi là ngăn chặn tình bạn với Thiên Chúa. Ảnh hưởng thứ hai là “mối bất hòa” về những năng lực như (trí khôn, ý chí, sự nhạy cảm)… tuy vẫn hoạt động tốt nhưng không còn hòa hợp nữa. Ân sủng của Thiên Chúa khôi phục tình bạn giữa Thiên Chúa và con người, nhưng không giải quyết những bất đồng giữa các năng lực khác nhau của con người. 

Việc hoán cải của chúng ta là cố gắng làm sao cho chúng cùng hoạt động với nhau. Để làm được điều này, chúng ta hoặc nhận được ân sủng từ Thiên Chúa, thay đổi tận gốc rễ cuộc sống chúng ta, hoặc thường xuyên hơn, chúng ta phải thực hiện các khuynh hướng đạo đức. Mỗi người, theo khí chất của mình, bị một đam mê chế ngự. Chúng ta có một nhân đức phát triển đặc biệt cho sự hợp nhất tính nhân loại của mình và lãnh nhận ơn cứu rỗi. 

“Trở thành hiện thực” có nghĩa gì đối với một Kitô hữu? Đâu là sự khác biệt với việc tự biết mình? 

Thuật ngữ "sự thỏa mãn cá nhân" dùng để chỉ sự phát triển nguồn lực cá nhân của chúng ta. Thuật ngữ "tự hiểu biết" có từ thời cổ đại. “Tự biết mình” được Platon lấy lại của Socrate và sau này là Aristote và sau đó là các giáo phụ trong Giáo hội qua những sắc thái khác nhau. Tri thức này là trung tâm của truyền thống Hy lạp và Kitô giáo : càng biết nhiều về bản thân, tôi càng có thể khắc ghi cuộc sống cá nhân của mình trong một ơn gọi vượt qua chính mình để phát triển mọi chiều kích của cá nhân tôi, kể cả ơn cứu rỗi. Chúng ta bắt đầu từ những gì chúng ta có thể nảy nở trong Thiên Chúa; một cái cây nếu không có rễ sẽ bị bật gốc trong cơn bão đầu tiên. 

Vì vậy, có phải thỏa mãn cá nhân là một phát minh có tính hiện đại?

Nếu thỏa mãn cá nhân là một phần của thời đại, thì tiến trình tự biết mình và làm chủ các đam mê trở thành quá cổ xưa. Platon nói về nó trong phần Đối thoại. Trong tác phẩm Nicomachean Ethics, Aristote mô tả về khía cạnh “đạo đức của tính khí”, được thánh Tôma Aquinô chú giải. Thánh Gioan Cassiano, giáo phụ sa mạc, đã cho các tu sĩ của mình lời khuyên để “tìm ra đam mê nổi trội: đó là thứ khiến bạn phản ứng ngay lập tức và ngăn cản bạn suy nghĩ và sống như con người. Mỗi khi phát hiện, hãy cố gắng chuyển đổi nó và hướng nó về Chúa Kitô. Khi niềm đam mê nổi trội này được chuyển đổi, thì hãy xem liệu còn có đam mê nào khác gây ra vấn đề tương tự và rồi hãy thực hiện việc chuyển đổi nó”. Thánh Gioan Cassiano không kêu gọi các tu sĩ cầu nguyện giống nhau, thay vào đó ngài mời mọi người hãy chuyển đổi phần của mình, là thứ gây ra phần lớn đau khổ. 

Đời sống thể xác, tâm thần, thiêng liêng được vận hành như thế nào? 

Để có thể hiểu được mọi thứ, con người đôi khi bị cám dỗ chia rẽ và tạo ra sự tách biệt tùy tiện. Thật ngốc khi tách rời cơ thể, tâm thần hay đời sống thiêng liêng: chúng chỉ là một. Dù cánh cửa đi vào là gì, chúng cùng dẫn đến sự phát triển cá nhân, tiếp nhận toàn bộ tính nhân loại của chúng ta, mọi thứ đều được kết nối, tất cả chúng ta đã trải nghiệm rằng nỗi đau có thể được giảm bớt bằng việc thể dục thể lý. Chúng ta đồng thời tránh phân tách các chiều kích khác nhau tạo nên con người chúng ta, và đồng thời phải tôn trọng nó. Điều xảy ra là một trong những thành phần nơi con người chúng ta biểu lộ một vấn đề: chăm sóc đầy đủ sẽ là cần thiết để công trình cứu rỗi của Chúa có thể được thực hiện cách đầy đủ hơn. 

Điều kiện nào để một Kitô hữu có thể thụ hưởng từ việc thỏa mãn cá nhân?

Tôi thấy có hai rủi ro: một thực tế là "tâm lý hóa" mọi thứ, ơn gọi kết hiệp của con người với Thiên Chúa đều bị cắt đứt, hoặc đạo đức không đúng chỗ, bị giam hãm trước sự kết hiệp với Chúa, quên đi việc nhập thể. Nguy có sau đó là quay lưng lại với con người, chỉ trông chờ hoạt động của ân sủng, quên đi phần ý chí, tự do thuộc về con người. Thực ra, sự thỏa mãn cá nhân bắt đầu với những người chúng ta đến gặp gỡ: vợ chồng, con cái, người thân, hàng xóm, là những phản ánh giới hạn của chúng ta và cho phép chúng ta cải thiện bản thân. Và chúng ta đừng quên rằng giới răn của Chúa Giêsu không phải là: “hãy yêu tha nhân như chính mình”, giới răn của Chúa Giêsu là giới răn mới, được thực hiện cách hoàn hảo: “anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em”.

“Như thầy đã yêu thương anh em” : sự bắt chước Chúa Giêsu cách đích thực cuối cùng được mạc khải trái ngược hoàn toàn với sự tìm kiếm thỏa mãn cá nhân mình. Thánh Phaolô xác quyết điều đó với chúng ta: 

“Nếu quả thật sự liên kết với Đức Ki-tô đem lại cho chúng ta một niềm an ủi, nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta được hiệp thông trong Thần Khí, nếu chúng ta sống thân tình và biết cảm thương nhau, thì xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau. Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Ki-tô Giê-su.

Đức Giê-su Ki-tô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,

nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.

Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự.

Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người
và tặng ban danh hiệu
trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.

Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su,
cả trên trời dưới đất
và trong nơi âm phủ,
muôn vật phải bái quỳ;

và để tôn vinh Thiên Chúa Cha,
mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng:
"Đức Giê-su Ki-tô là Chúa"
(Phil 2,1-11)

G. Võ Tá Hoàng

Mới hơn Cũ hơn