Đi nhà hàng hay cắt tóc từng là những hoạt động rất đỗi bình thường. Tuy nhiên một số quốc gia đang áp dụng hệ thống check-in số tại nơi công cộng để giúp truy vết những người mắc Covid-19. Khi chính phủ các nước đang phủ rộng công nghệ để chiến đấu với bệnh dịch, thì đâu là sự cân bằng giữa quyền riêng tư và vấn đề an ninh? Việc thu thập thông tin cá nhân trong thời gian dịch bệnh là một con dao hai lưỡi. Trong khi nó có thể mang tới những giải pháp thì cũng có nguy cơ những thông tin này được sử dụng sai mục đích. Cuối năm 2019, có hơn 4 tỷ người dùng internet, chiếm 53% dân số thế giới. Các nhà nghiên cứu của đại học Nam California phát hiện tin tặc ngày càng hứng thú với dữ liệu sức khỏe và cá nhân. Dữ liệu sức khỏe có thể dự báo những vấn đề về sức khỏe tiềm tàng hoặc thậm chí là hành vi, khiến cho chúng vô cùng có giá trị trên thị trường chợ đen so với các loại dữ liệu khác.
Năm 2018, những tin tặc được nhà nước bảo trợ đã đánh cắp 1,5 triệu dữ liệu bệnh án từ các trung tâm y tế tại singapore, bao gồm cả của thủ tướng nước này. Sau đó các tin tặc đã nhắm vào dữ liệu sức khỏe của thủ tướng. Rất nhiều quốc gia đã sử dụng các biện pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả trong cuộc chiến với đại dịch. Đài loan – dân số gần 24 triệu người – có gần 500 ca mắc covid-19 và 7 ca tử vong vào thời điểm cuối tháng 7. Một phần làm nên thành công này chính là hệ thống giám sát “hàng rào số”. Lệnh cách ly tại nhà được thực thi bằng cách giám sát định vị các nhân thông qua tín hiệu điện thoại di động. Các nhà chức trách sẽ được thông báo nếu như người đó rời khỏi ‘hàng rào số’. Chính quyền Đài loan đã phối hợp với công dân để phát triển các công cụ online và offline để chiến đấu với virus, bao gồm một ứng dụng theo dõi địa chỉ bán khẩu trang có sẵn. Các quốc gia như Singapore và Qatar cũng phát hành những ứng dụng điện thoại để giúp truy vết các ca nhiễm hoặc các biện pháp tự cách ly. Ứng dụng của Qatar bắt buộc mọi người dân phải bật GPS và Bluetooth. Ứng dụng của Singapore là trên tinh thần tự nguyện cài đặt và không thu thập bất kỳ dữ liệu di chuyển nào, chỉ dựa đúng vào tín hiệu Bluetooth.
Ngay sau khi phát hành, những lỗ hổng an ninh đã được phát hiện trong những ứng dụng của các quốc gia như Qatar, Ấn Độ và Hàn Quốc. Mặc dù chúng đã được sửa chữa nhanh chóng, ứng dụng của Hàn Quốc vẫn chứa một lỗ hổng có thể để lộ thông tin cá nhân của những người đang cách ly. Hàn Quốc – quốc gia được tán dương trong cuộc chiến chống covid-19, đã tập hợp cả thông tin thẻ tín dụng, lịch sử cuộc gọi và thậm chí là cả hình ảnh CCTV để vẽ lộ trình di chuyên của các cá nhân. Các công cụ theo dõi tương tự cũng được triển khai ở một số quốc gia như Ấn Độ, Iran, Israel và Trung Quốc. Trung quốc đã sử dụng drone, công nghệ trí tuệ nhân tạo và các camera an ninh để tiến hành kiểm dịch và giám sát những nơi công cộng.
Ngoài phần cứng và phần mềm thì cách nhìn nhận về quyền riêng tư giữa các quốc gia cũng có sự khác biệt. Trên một đồ thị quan phổ, một bên là Trung quốc với cách tiếp cận thông tin cá nhân rất mạnh tay. Trong khi ở đầu bên kia là Đức, với cách tiếp cận rất thận trọng, và ở các nước Đông Á như Hàn Quốc và Singapore. Mục tiêu của việc thu thập dữ liệu trong đại dịch là để cung cấp cho các nhà hoạch định thông tin chính xác, để cân bằng cung và cầu về bệnh viện, khẩu trang, thực phẩm và cuối cùng là tình trạng sức khỏe và các chính sách xã hội giữa lúc cực kỳ nguy cấp .
Nessa Anwar, phóng viên truyền hình CNBC