Bức “The Virgin with Angels” - Đức mẹ Đồng trinh với các Thiên Thần,
do William-Adolphe Bouguereau (1825-1905) vẽ. (Phạm vi công cộng)
Trong số các chủ đề của hội họa phương Tây, Đức Mẹ Đồng trinh Maria, Chúa Hài đồng và Thiên Thần luôn là những chủ đề phổ biến nhất…
Thiên tính của con người đều là tôn sùng Chân Thiện Mỹ. Ngoài nhu cầu tôn giáo, các họa sĩ thường dùng sự thuần khiết và Thần tính của Thánh Mẫu, Chúa Hài đồng hoặc Thiên Thần, để nỗ lực thể hiện hình tượng mỹ hảo nhất của Chân Thiện Mỹ trong trái tim mình.
Tác phẩm “Our Lady of the Grotto” của Leonardo da Vinci (phiên bản Louvre ở Paris) mô tả cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Đức Mẹ cùng Chúa Hài đồng và nhà tiên tri John the Baptist ở Sinai. Tuy nhiên, người nghệ sĩ đã sắp xếp chủ thể ấm áp này trong một hang động tối tăm, lạnh lẽo, khô cứng và hoang vắng, tạo thành một vẻ đẹp lạ lùng khó cưỡng: Đức Mẹ nhân hậu và dịu dàng, các Thiên Thần xinh đẹp và thanh lịch, John ngoan đạo và khiêm nhường, Chúa Hài đồng thánh khiết và trong sáng. Nền tối nguyên ban đầu là sở thích của Da Vinci, một cái làm cho cấp độ tương phản sáng tối phong phú hơn, và cái kia làm nổi bật chủ đề nhân vật. Những tảng đá u ám và gồ ghề này cũng ẩn dụ sức mạnh nham hiểm của thế lực đen tối và những khó khăn, thăng trầm trên con đường cứu chuộc nhân loại trong tương lai của Chúa Giê-su. Tia sáng bầu trời giữa những ngọn núi xa xôi chiếu vào hang động dường như đại diện cho niềm hy vọng rằng, ngay cả khi bóng tối bao quanh, ý chí soi sáng của Đức Chúa Trời là tồn tại vĩnh hằng.
Bức “Virgin of the Rocks” của Leonardo da Vinci (Tranh sơn dầu, 199 x 122 cm)
được tạo ra vào năm 1483–85 hiện đang ở Bảo tàng Louvre ở Paris.
Tác phẩm “The Madonna with Pomegranate” của Botticelli, trong đó có sự xuất hiện của Đức Mẹ rất giống với Nữ thần trong “Sự ra đời của Thần Vệ nữ” của ông, và cũng có những đặc điểm tương đồng về sự thanh cao, trữ tình và duyên dáng. Trong vòng tay của người mẹ, hài nhi thánh thiện đã giơ bàn tay bé nhỏ của mình lên để ban phước lành cho muôn loài. Quả lựu chứa đầy hạt và giàu hàm ý: một người nói nó tượng trưng cho tương lai đầy đau khổ của Chúa Giê-su; người kia nói nó tượng trưng cho những hạt giống của Cơ đốc giáo sẽ lấp đầy thế giới. Các Thiên Thần đối xứng hai bên và cầm hoa loa kèn hát thánh ca cho Đức Mẹ và Chúa Hài đồng, nhưng toàn bộ bức tranh tràn ngập vẻ u sầu, như thể đã biết trước số phận tương lai của Chúa hài đồng.
Bức tranh Botticelli Madonna of the Pomegranite, 1490.
Bức tranh chất liệu màu keo của Michelangelo – “Sagrada Familia” với bố cục hình tròn do Michelangelo vẽ cho nhà sưu tập Anchoro Toni. Đức Mẹ Maria đang ngồi trên đầu gối, quay đầu và bế Chúa Hài đồng từ tay Thánh Giuse từ phía sau. Có người nói rằng đó chính là Đức Mẹ đang trao Chúa Hài Đồng cho Thánh Giuse. Đôi mắt bà dường như đọng lại, và thế tay nâng chân ôm của cả ba nhân vật chính trong hình bao bọc nhau tạo thành một động thế viên mãn, phù hợp với toàn bộ bố cục hình tròn của bức tranh. Một bức tường đá nằm ngang chia bức tranh thành hai phần trước và sau: Hình khỏa thân ở phía sau tượng trưng cho thế giới không văn minh trước khi Chúa đến, gia đình Thánh ở phía trước tượng trưng cho thế giới mới sau khi Chúa giáng thế; và cầu nối giữa hai bên là John the Baptist trẻ tuổi, người sẽ dẫn dắt mọi người vào Kitô giáo hóa bằng phép báp-têm trong tương lai. Bức tranh tươi sáng và đẹp đẽ, tràn đầy sự rực rỡ nhẹ nhàng.
Trong bức “Chân dung Thánh Gia” của Michelangelo, Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng có dáng vẻ thanh thoát, làn da mỏng manh và mịn màng, như thể phát ra ánh sáng dịu nhẹ.
Raphael nổi tiếng với bức vẽ Đức Mẹ Đồng trinh. Trinh tiết của Đức mẹ cao hơn người thường, dung mạo giản dị, nhân hậu, đẹp đẽ, chan chứa tình mẫu tử, tình người mà không mất đi vẻ thanh liêm, chính trực. Bức tranh “The Sistine Madonna” này ban đầu được trang trí trên điện thờ của nhà nguyện Sistine cho đến năm 1574, do đó được đặt tên như vậy. Hai Thiên Thần ở dưới cùng đang chơi đùa như những đứa trẻ, và sự thể hiện bản chất con người này phản ánh màu sắc của chủ nghĩa nhân văn.
“The Sistine Madonna” của Raphael, 1513–1514.
Đức Mẹ và Chúa Hài đồng của họa sĩ Raphael cực kỳ xinh đẹp. Ví dụ như trong bức tranh “The Maria on the Chair”, khuôn mặt vô cùng xinh đẹp có một không hai của Đức Mẹ được đặt phía trên, cùng một Hài nhi trong sáng và ngây thơ, với đôi mắt trong veo nhìn khán giả, khiến người xem không thể cưỡng lại được một tình yêu xuất phát từ trái tim.
Bức tranh sơn dầu khung vàng tròn của Raphael Madonna della seggiola, 1513-1514.
Có lẽ tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sĩ người Florence Andrea del Sarto (1486-1531) trong thời kỳ đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng là “The Madonna of the Harpies”. Đức Trinh Nữ xinh đẹp và duyên dáng ôm Hài nhi thánh thiện đứng như một bức tượng trên bệ được trang trí bằng Quỷ báo tử (Harpies), xung quanh là các Thiên Thần và Thánh (Thánh Phanxicô và Thánh Tông đồ Gioan) đối xứng hai bên. Người ta tin rằng hình ảnh Quỷ báo tử trên bệ có thể liên quan đến câu chuyện trong “Apocalypse.” Công trình mang đặc điểm cổ điển điển hình, đối xứng và trang trọng, tĩnh lặng và khuôn phép.
Bức “The Madonna with Harpies” của Andrea del Sarto (1486–1531)
Bức tranh “Worship to the Holy Infant” của Correggio mô tả tình yêu thương và lòng trắc ẩn của người mẹ dành cho đứa con, cũng như sự ngưỡng mộ và sùng kính đối với Chúa. Bức tranh tập trung vào Chúa Hài đồng rạng rỡ. Động tác tay của Đức Mẹ là một cách điển hình để họa sĩ thể hiện cảm xúc, có ảnh hưởng lớn đến các họa sĩ trường phái phục hưng Baroque sau này.
Bức tranh “Worship to the Holy Infant” của Correggio (1490-1534, trước đây được gọi là Antonio Allegri, sau này được đặt tên theo thị trấn nơi ông sinh ra, Correggio).
Bức “Đêm Giáng sinh” của Correggio, được coi là bức tranh châu Âu đầu tiên mô tả cảnh đêm thành công nhất. Trong tác phẩm, nguồn sáng của bức tranh đến từ Chúa Hài đồng, và biểu cảm đầy yêu thương, từ bi và mãn nguyện của Đức Mẹ Đồng trinh hiển nhiên là biểu hiện của nhân tính hơn là Thần tính.
Correggio, “Holy Night” (Đêm Thánh), 1528-1530, Sơn dầu trên vải, 256,5 x 188 cm, emäldegalerie, Dresden.
Mancini, người chịu ảnh hưởng sâu sắc của Correggio, cũng đã vẽ bức tranh “A Rest on the Way to Egypt” với nét vẽ nhẹ nhàng. Ánh sáng vẫn tập trung vào Hài nhi nằm trong lòng Đức Mẹ Đồng trinh đang cầm quả dâu rừng mà Thánh Giuse vừa hái cho mình, một tay Đức Mẹ đang cầm một chiếc bát, dường như đã đến giờ ăn. Họ được bao quanh bởi ba Thiên Thần, một người chơi đàn, một người hát và một người tặng một vòng hoa. Sự ca ngợi của các Thiên Thần và sự tương tác trìu mến giữa Hài nhi và Thánh gia tăng sự gần gũi của bố cục và sự hài hòa, ấm áp của bức tranh.
Mancini (MANCINI, Francesco, 1679-1758) “”A Rest on the Way to Egypt”
Dầu trên vải, 136 x 100 cm, Pinacoteca, Vatican.
Trong bức tranh “Thánh Mẫu và Chúa Hài Đồng” của Sassoferrado, đứa trẻ thánh thiện nằm trong vòng tay của mẹ; một con chim vàng được buộc bằng một sợi chỉ trên tay (con chim vàng là biểu tượng của sự đóng đinh của Chúa Kitô, vì loài chim này nuôi chim non trong bụi gai). Đức Mẹ Đồng trinh ôm đầu, tựa như đang nghỉ ngơi nhưng vẫn miễn cưỡng để mình chìm vào giấc ngủ, tiếp thêm năng lượng để chăm sóc các con. Tình yêu và trách nhiệm thể hiện ở đây là phần đẹp nhất của bức tranh.
SASSOFERRATO (tên ban đầu là Giovanni Battista Salvi, được đặt theo nơi sinh, 1609-1685)
với bức “Thánh Mẫu và Hài Đồng”, Sơn dầu, 99 x 80 cm, bộ sưu tập tư nhân.
Vào cuối thế kỷ 19, nhà khoa bảng người Pháp Bouguereau, người tôn trọng tinh thần mỹ học cổ điển, cũng đã tạo ra nhiều bức tượng Đức Mẹ Đồng trinh và Chúa Hài đồng thuần khiết và đẹp đẽ, thậm chí còn hơn cả người xưa. “Song of Angels” mô tả ba Thiên Thần chơi thánh ca cho Đức mẹ Đồng trinh và Hài nhi đang yên nghỉ trong rừng. Không chỉ có Thánh Mẫu và Hài Nhi yên bình và duyên dáng trong bức tranh, điều ấn tượng hơn nữa là ánh mắt ngưỡng mộ và chăm sóc của ba Thiên Thần, và những cử động tinh tế của họ, như sợ làm phiền em bé đang ngủ, thể hiện đầy đủ mỹ đức của sự thuần khiết, nhân hậu, khiêm tốn, ân cần và kính trọng đối với Hài nhi.
Bouguereau (Adolphe-William) “Song of the Angels” (Bài hát của các Thiên Thần), 1881,
Sơn dầu, 213,4 x 152,4 cm (84 x 60 in.)
Trong “Virgin and Child and Angels”, Thánh Mẫu và Hài nhi vẫn xinh đẹp, nhưng Thánh Mẫu và Hài nhi giơ hai tay lên đối mặt với khán giả với sự uy nghiêm và tự tin của Chúa, điều này hiếm có. Được bao quanh bởi các Thiên Thần trong ánh sáng thiêng liêng, nó phảng phất như đưa hình ảnh Thiên Quốc triển hiện tại nhân gian.
Bức “The Virgin with Angels” (Đồng Trinh với các Thiên Thần),
do William-Adolphe Bouguereau (1825-1905) vẽ.
Trên thực tế, những tác phẩm miêu tả cõi thiêng liêng của Thiên Đàng với ánh sáng và vẻ đẹp của các vị Thần là những tác phẩm cảm động và thăng hoa nhất. Người họa sĩ phải cố gắng tìm ra một cảnh giới như vậy khi sáng tạo, và người họa sĩ ấy đang thanh tịnh và hoàn thiện chính tâm hồn bản thân mình; Và khi khán giả nhìn thấy những biểu hiện tươi sáng và đẹp đẽ này của Chúa, họ cũng sẽ cảm thấy vui mừng, ngưỡng mộ và khao khát. Đây là lý do tại sao những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất trong lịch sử nghệ thuật nhân loại hầu như chỉ xuất hiện trong các đền thờ của các vị Thần; và đó là nguyên nhân vì sao các tác phẩm mô tả Thần Phật luôn tồn tại trường tồn, bất hoại.
Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch
https://www.dkn.tv/van-hoa/hinh-anh-duc-me-dong-trinh-va-chua-hai-dong-dep-nhat-trong-tranh.html