Phép giảng tám ngày - Ngày thứ bốn

PHÉP GIẢNG TÁM NGÀY 

Cho kẻ muốn chịu phép rửa tội
mà vào đạo thánh Đức Chúa Trời


Giáo Sĩ ĐẮC LỘ - Alexandre de Rhodes




Ngày thứ bốn 

NHỮNG ĐẠO VẠY 



Con cháu ông Ađam 

Ông Ađam phạm tội đoạn, mà khỏi vườn vui vẻ, dẫu liên có ăn năn tội, song le cũng đã em thấy tức thì những sự khốn nạn và mình và họ mình phải, vì mình phạm tội ấy. Vì chưng dù mà Đức Chúa trời thương, mà tha tội ông ấy, cho nên khỏi vạ vô cùng, song le cũng chịu mặt mình đổ mồ hôi cho được ăn, mà bà Eva chịu phạt sự khốn khó khi đẻ con. Mà lại đã thấy càng khốn hơn nữa, vì đã thấycon đầu lòng mình đã nghịch chừng ấy, cho đến chẳng tha em mình, tên là ông Abel, thằng ấy bởi ghen ghét mà đánh chết em. Vì chưng ông Abel thờ phượng Đức Chúa trời hết lòng, mà ông Abel tế lễ, Đức Chúa trời lấy làm yêu. Song thằng Cain quỷ quái chẳng đẹp lòng Đức Chúa trời, vậy thằng Cain thì ghen ghét mà đánh chết em. Cho nên thằng Cain đi rông rài trên đất, cùng sinh ra con cái bắt chước nó, những thằng quỷ quái, mà nghịch cùng Đức Chúa trời, một lo sự thế gian mà thôi. Bởi những đứa ấy cho nên ra thòi thế gian lấy nhiều vợ, mà đàn hát cùng khí giới bởi chúng nó bày đặt mà chớ. Ông Ađam thì sinh ra con thứ ba, mà đặt tên là Seth, cũng dạy ông ấy và đời[1] ông ấy thờ phượng Đức Chúa trời cho nên. Vì vậy con cái ông Seth, thì gọi là con cái Đức Chúa trời, mà trong họ ấy thì có ông Hemoch thì đẹp lòng Đức Chúa trời lắm, cho nên Đức Chúa trời lấy ông ấy, mà chẳng thấy ông ấy nữa. Dẫu các ông tổ nể đời xưa đã sinh thì, song le một ông Henoch đã được hơn bốn nghìn tuổi mà hãy còn sống: Đức Chúa trời giữ ông ấy ở nơi kín, song le ngày sau khi rình hết thế, cũng phải chịu chết vì đạo thánh Đức Chúa trời vậy. Mà dẫu trong tổ nể, khi chưa có đến lụt cả, có kẻ thì đã khỏi chín trăm tuôi, như ông Ađam đã đến chín trăm ba mươi, song le chẳng có ông bào nào đến nghìn, có một ông Hemoch hãy còn sống đến bây giờ, như đã nói khi nẫy, mà đã khỏi bốn nghìn năm. Có một ông Mathusala, là con ông Hemoch, đã khỏi tuổi các tổ nể, mà đã sống cho đến chín trăm sáu mươi chín năm, cho nên còn ở cùng ông Ađam khi còn sống ở thế này, hai trăm dư năm, mà vậy cũng chịu được lời ông Ađam kể cho ông Mathusala sự Đức Chúa trời hóa nên thế giới này làm sao. Mà lại ông Mathusala truyền mọi sự ấy chẳng những cho ông Noe, là cháu ông Mathusala, mà lại truyền cho con cái ông Noe, cho đến lụt cả, vì chưng ông Mathusala thì còn sống cho đến lụt cả, mà năm ấy có lụt cả thì ông Mathusala mới sinh thì. 

Ông Noe và lụt cả 

Khi ấy kẻ thờ phượng Đức Chúa trời là dòng dõi ông Seth, gọi là con cái Đức Chúa trời, thì lấy vợ những con cái người ta, là dòng họ thằng Cain, những kẻ gian dữ. Cho nên cả và loài người ta hư thân, có một ông Noe và con cái ông ấy còn lành, hễ là kẻ khác đã nát hết, mà làm cho Đức Chúa trời giận, cho nên Đức Chúa trời làm lụt cả mà phá hết, để một ông Noe và con cái ông ấy. Bấy giờ Đức Chúa trời khiến ông Noe thì đóng tàu như hình hòm, mà rộng rãi, để cho ông Noe ở, và vợ ông ấy cùng ba con ông ấy, lại ba vợ ba con ông ấy, và muông chim cầm thú, cùng các giống con rắn, để mà giữ loài nó, kẻo hết: giống nào sạch, thì giữ bảy con mỗi một loài, cái chim cũng bảy con, vì chưng khỏi lụt cả đoạn, thì ông Noe phải lấy những giống muông sạch ấy cùng các chim ấy mà tế lễ cám ơn Đức Chúa trời; mà giống nào chẳng sạch mỗi một thì để hai con, một đực một cái. Song le khi ông Noe đóng tàu ấy một trăm năm dồ, thì bảo kẻ khác rằng ngày sau có lụt đến, mà phải chừa sự lỗi; song le những đứa nó thì cười ông Noe như thằng nào dại, mà nhân thể phạm tội chơi bời vậy. Đến khi đã rình lụt cả, Đức Chúa trời giục lòng các giống muông chim cùng giống con rắn thì vào tàu, mà ông Noe và bà con thì cũng vào. Chốc ấy Đức Chúa trời thì đóng cửa lại bề ngoài. Bấy giờ thì mưa đổ xuống trên đất bốn mươi ngày và bốn mươi đêm, chẳng có khi nào dừng. Cho nên nước che, chẳng lọ là cả và mặt đất, lại che các núi cao cho đến khỏi đầu núi mười lăm thước trên. Mà làm vậy hễ là giống nào sống ngoài tàu là các muông chim cầm thú có giác hồn thì chết hết, cả và loài người ta cũng chết với. Còn một ông Noe cùng bà con ông ấy và mọi giống ở trong tàu thì còn sống mà thôi. Khi ấy tàu thì đi lại trên nước, mà nước thì che cả và đất một trăm năm mươi ngày. Sau thì Đức Chúa trời nhớ ông Noe, cùng các hết loài ở trong tàu cùng ông Noe, mà làm cho nước hạ xuống ít vậy. Đầu hết lụt cả phải khi ông Noe nên[2] sáu trăm tuổi mà ngày mười bảy tháng hai đến hai mươi bảy tháng bảy, thì tàu mới phải cạn mà nghỉ trên núi đất, gọi là Armenia. Mà đến mồng một tháng mười mới thấy được đầu núi. Khi ấy ông Noe thì mở ra cửa sổ, đã làm trước trên tàu đã sẵn, và thả chim ác đi, mà nó chẳng có trở lại, cho đến khi đất đã khỏi nước mà đã ráo. Ông Noe cũng thả chim câu ra theo chim ác, mà chim câu tìm chẳng thây nơi nào nghỉ chân, thì trở lại trong tàu. Ông Noe thì đợi bảy ngày nữa, mà lại thả chim câu ra tàu, song le chim câu đến chiều tối thì trở lại cùng ông Noe, mà mỏ nó thì cầm gắp ngành cây, gọi là oliva, có lá tươi. Vậy thì ông Noe đã hay nước trên đất thì đã thôi. Mà hãy còn đợi bảy ngày nữa, đoạn thì lại thả chim câu ra lần nữa, mà nó chẳng có trở lại cùng ông Noe nữa. Ay vậy mà đến sau trăm một tuổi ông Noe, là ngày mồng một thàng giêng, nước thì đã khỏi đất, mà ông Noe mở ra mái vàn lợp trên tàu, coi thấy mặt đất thì đã ráo. Song le khi chưa có lời Đức Chúa trời khiến ra ngoài tàu, thì ông Noe chưa dám ra, mà hãy còn đợi trong tàu cho đến hai mươi bảy tháng hai, hầu hai tháng. Vậy thì khi ấy có lời Đức Chúa trời cùng ông Noe, phán ông ấy và vợ ông ấy và kẻ khác ở cùng ông ấy, cùng muông chim và con rắn, thì ra ngoài tàu hết. Mà ông Noe ra ngoài tàu rồi, thì lập nơi thờ Đức Chúa trời, lấy giống sạch trong muông chim, mà tế lễ Đức Chúa trời. Sự tế lễ ấy Đức Chúa trời lấu làm yêu như ngửi của thơm tho vậy. Mà lại Đức Chúa trời thì phán, giao cùng mọi giống thịt, chẳng còn có làm lụt cả làm vậy nữa, mà phán rằng: “Khi Tao làm mây che trời, cũng xem thấy sổ Tao[3] trong mây, mà Tao sẽ nhớ đến lời Tao giao cùng bay và cùng các hồn sống làm cho thịt sống với. Mà chẳng còn có lụt cả nữa, cho đến phá mọi thịt làm vậy.” 

Tháp Babel 

Mà ông Noe từ lụt cả thì còn sống ba trăm năm mươi tuổi, vậy mọi tuổi ông Noe sống là chín trăm năm mươi. Mà ba con ông Noe là ông Sem, Cam, Iaphet, thì sinh nối loài người ta đã nhiều, khi ông Noe hãy còn sống, mà cả và thiên hạ cùng một miệng cùng một tiếng nói. Khi ấy ông Noe vâng lời Đức Chúa trời phán, mà giục và con và cháu, thì lìa nhau đi khắp thiên hạ cho đầy cả và đất. Khi ấy và con và cháu ông Noe nhiều, bởi phương đông mà đến đất gọi là Sennaar, thì rủ nhau làm thành và tháp cáo cho đầu nó tận trời, vậy thì làm cho danh mình nên trọng, khi chưa có lìa nhau đi khắp thiên hạ. Mà khi đang làm việc ấy hết sức, thì Đức Chúa trời lộn tiếng nó, cho nên ai nấy chẳng biết tiếng anh em. Vì vậy thì nó bỏ việc mới làm thể ấy, mà dấu tích tháp làm đầu hết ấy hãy còn thấy ở đất tên là Babilon, nghĩa là lộn lạo. Vậy thì con cái ông Ađam lìa nhau mà đi khắp thiên hạ, khi ông Noe hãy còn sống. Mà ông Noe thì giữ tiếng đầu hết, là tiếng hebraea, như ngờ thật hơn. Lại tiếng ấy và pháp thật thờ phượng Đức Chúa trời, thì ông Noe để truyền cho con, tên là ông Sem. Lại ông Sem ấy khi chưa có lụt cả, thì cùng ở một trăm năm dồ cùng ông cố, là ông Mathusala, mà khi ấy ông Sem cũng học được những lời ông Mathusala nghe miệng ông Ađam nói. Lại ông Sem thì sống cho đến ông Abraham và ông Isaac là con ông ấy, mà lại ông Abraham khi sinh ra, lụt cả đã rồi đã bà trăm năm dồ, mà ông Noe từ lụt ấy thì còn sống ba trăm năm mươi năm, cho nên ông Abraham cũng chịu được đạo thánh Đức Chúa trời và bởi ông Sem và bởi ông Noe truyền cho. Ông Abraham lại giữ để cho nhà mình, và truyền để cho nước Iudaea, vì ông Abraham là tổ nể nước ấy, và lại để tiếng hebraea truyền cho nước ấy. Mà các nước khác, cùng mất tiếng hebraea khi lộn tiếng nói, và lại mất truyền đạo thánh Đức Chúa trời, cho nên phải sa đạo vạy. 

Nước Đại minh phân ra nhiều đạo vạy 

Lộn lạo tiếng nói đoạn, thì mới ra nước Đại minh, mà Annam thì chịu đạo bởi nước ấy. Khi lộn lạo tiếng nói đoạn, mà Đại minh phải mất tiếng nói trong đạo thật, mà lại chẳng còn có kính truyền đạo thật, thì phải phân ra nhiều đạo vạy. Như thể kẻ lạc đàng thật, thì lạc đi nhiều đàng, mà những đàng vạy. Song le Đại minh vốn thì có phân ra ba đàng cả, những vạy chẳng kể nhiều đàng tiểu mọn khác, cũng vạy vậy. Đàng thứ nhất là đàng về kẻ hãy chữ, gọi là đạo Nho. Đàng thứ hai là đàng kẻ thờ quỷ, ma làm việc dối, gọi là đạo Đạo. Đàng thứ ba là đàng kẻ thờ bụt, gọi là đạo Bụt. 

Đạo bụt: giáo ngoài và giáo trong 

Sự đàng sau này bởi nước India mà ra, thì ta nói trước. Ta suy bởi đâu mà ra, thì một chốc ta biết là đạo gian. Ay vậy mà từ tạo thiên lập địa qua ba nghìn năm dồ, mà từ lộn lạo tiếng nói một nghìn dư năm, bên Thiên trúc quốc[4] thì có vua, tên là Tinh Phạn, mà đẻ con, dạ thì sáng, song kiêu ngạo lắm. đã lấy con vua nào gần đấy gả cho, mà sinh đẻ được một con gái đoạn, thì khiến đi ở trên rừng một mình, dẫu vợ cãi mà chẳng cho, vì mình đã quen làm việc dối, như pháp môn phù thuỷ, và muốn cho người ta hãi mà khen nó, và lòng láo thong dong nói khó cùng ma quỷ. Mà trong nhiều quỷ dạy nó, thì có hai quỷ, tên là Alala và Calala, quen làm thầy nó liên, mà nó thì ngồi giữa hai thầy quỷ ấy, mà dạy nó dầu hết chớ tin gì có Chúa trời, cùng đặt tên nó là Thích Ca. Đến khi Thích Ca ra dạy kẻ khác sự đạo gian ấy, vì trái lẽ lắm, thì người ta bỏ mà đi hết. Nó và quỷ làm thầy nó, thấy vậy, thì lấy đàng khác mà mới dạy những truyện dối trá dã dầy, vậy thì mà cầm đầy tớ lại, cũng có dạy nó sự luân hồi, dối trá đầy tớ vậy. Lại khiến nó thờ bụt, mà lấy mình Thích Ca làm cội rễ bụt ấy, như thể lấy mình là kẻ làm nên trời đất, mà trị đấy. Song le nó lấy tên trời đất vậy, mà dối trá thế gian, nó thì lấy là mình người vậy, mà lại các bụt thì cũng lấy là tứ chi cốt tiết[5], dầu đàn ông đàn bà, cũng là vật âm mình[6], lấy làm bụt vậy. Mà lời ấy thì nói cùng kẻ học đã lâu mà thôi, song le điều ấy chẳng cho nói ra cùng thế gian, mà chúng nó những nói sự truyện dối trá bày đặt vậy, và lấy phép giả bởi quỷ mà làm cho thế gian nên dại vậy, cho nên thế gian thờ bụt. Vì chưng thì nói hứa rằng, ai thờ bụt, dẫu là kẻ hèn mọn ở đời này, đến đời sau khi luân hồi thì dễ ra được làm con vua chúa vậy. Song le đầy tớ nào yêu thì càng dối nó, mà làm cho phạm chốn càng sâu, cho đến chẳng tin có Đức Chúa trời vậy, lại khiến không làm cội rễ đầu mọi sự, mà khi thì chết lại về không, lấy không làm bia mọi sự vậy. 

Vì vậy giáo bụt thì có hai đàng: một là gọi giáo ngoài, mà dạy người ta thờ bụt, dối vậy, hay bày đặt những truyện giả kể chẳng xiết, xiêu dối thế gian mà lòng về thờ bụt, cho nên phạm tội vô hồi vô số. Lại có giáo khác, gọi là đạo trong, càng dối nữa rằng chẳng có Chúa nào hóa ra thế giới này, mà làm vậy thì mở đàng cho người ta phạm mọi tội dầu lòng. Cho nên ai phải đạo bụt trong độc ấy, thì quỷ quái hơn kẻ theo đạo ngoài vậy. Vì vậy ông Khổng Tử, là kẻ Đại minh lấy làm thầy nhất, trong sách thì gọi đạo bụt những đạo rợ mọi vậy. 

Vì hằng có hỏi sự thờ bụt này là thói rợ mọi, mà Đại minh có chịu thói ấy làm sao, mà Thiên trúc quốc là đất chẳng có lễ bằng Đại minh, song thói ấy ra bởi nước Thiên trúc quốc thể nào? Ta thưa rằng, thật Đại minh có lễ hơn Thiên trúc quốc đã xa, mà luân phép họ cùng sự linh hồn, và coi sự xác nữa. Vì chưng có luân phép họ thì Thiên trúc quốc chẳng hay mấy. Lại coi phép về xác vốn thói người nước ấy thì quen di trần liên, hay là mặc quấy quá vậy. Sự thói ăn uống thì vô lễ, vì chẳng có dùng đĩa bát nào, những dùng là chuối; mà cũng chẳng hay dùng đũa, một chan cơm với canh, mà đẩy tay ăn bốc vậy. Song le vì có lời đời xưa trong sách ông Khổng bảo rằng: bên Tây thì có ông thánh, mà phải đi tìm đấy, lại có vua Đại minh đời xưa, tên là Hán Minh đế, coi thấy điều ấy trong sách ông Khổng, mà lại có kẻ rằng vua ấy đã chịu lời Đức Chúa trời phán rằng đạo thật thì phải kiếm bởi nước bên Đại Tây dương. Chốc ây vua Hán Minh thì chọn trong đại thần một người nhất đi sứ bên nước ấy. Mà đến khi đại thần ấy đã đi lâu tháng và đàng xa, thì mới đến Thiên trúc quốc, bởi nước Đại minh cũng là bên Tây, mà cho đến bên Đại Tây dương chưa được nửa phần đàng; song le vì đã chịu nhiều sự khốn khó dọc đàng ấy mà nhọc, thì toan chẳng đi xa nữa, lại tìm ở nước Thiên trúc ấy có dạo nào chăng, mà đem về cho vua Đại minh. Khi ấy bên Thiên trúc quốc có cho nó đạo Thích Ca, những dối trá vậy. Nó thì mừng mà lấy đạo ấy đem về cho vua nó, cùng nói dối vua rằng: “Bởi Đại Tây dương lấy đạo ấy mà về.” Vua thì tin lời sứ mà chẳng có xét gì, những chịu lấy đạo ấy, mà tức thì có thờ bụt và làm chùa triền thờ vậy. chốc ấy dân dại dột, thì theo vua mà chịu lấy đạo gian, thờ bụt cùng vua. Song le kẻ hay chữ nghĩa vốn chê đạo ấy; cũng có kẻ hay chữ mà thờ bụt bề ngoài, phỉnh đi vua vậy, dù trong lòng thì chê đạo bụt, mà gọi là đạo rợ mọi, bắt chước ông Khổng là thầy, và cũng gọi làm vậy. Mà kẻ thờ bụt thì dại chừng ấy, cho đến lấy Thích Ca làm nên trời đất vậy, dẫu trong sách Thích Ca đã thấy tỏ tường, khi chưa có Thích Ca đã có trời đất trước, đã lâu. 

Cũng có kẻ thờ bụt, mà bày đặt đứa nào dối, tên là Bàn Cổ, khiến đã làm nên trời đất, song le chẳng có thờ Bàn Cổ ấy sốt, cùng chẳng có làm chùa nào cho nó, một làm chùa thờ Thích Ca, là đứa gian vậy. 

Đạo Lão 

Giáo thứ hai ở trong nước Ngô bởi Lão Tử nào mà ra. Kẻ theo giáo này, thì lấy Lão Tử làm nên trời đất, dẫu trong sách Đại minh đã tỏ tường rằng mấy nghìn năm trời đất đã trước[7] Lão Tử ấy. Giáo này thì thờ ma quỷ mà làm những phép giả, cùng chẳng có thờ Lão Tử ấy sốt, nhưng ở tối tăm mù mịt vậy. Có một câu lấy bởi Lão Tử mà thôi, rằng: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”. Ví bằng có ai hỏi đạo ấy, hay là đàng, bởi đâu mà có? Nó thì thưa rằng: hư vô tự nhiên chi đại đạo. Mà mọi sự hóa ra thể nào, thì chẳng biết đí gì nữa. Vậy thì lấy hư vô, là không, mà chẳng có, làm căn nguyên hóa nên mọi sự: lạ đời, không, hay là chẳng có, mà làm nên được đí gì cho có ru? Ay vậy mà vì chẳng biết thật Chúa cả làm nên mọi sự, mà thờ, thì thờ quỷ, và trở những phép giả đã khê lê[8], cho nên ma quỷ dối được nó vậy. 

Đạo Nho: việc thờ ông Khổng 

Trong Đại minh còn giáo thứ ba, gọi là đạo Nho, những kẻ hay chữ thì theo đấy, mà thờ ông Khổng, vì ông ấy bày chữ ra mà lại dạy lề luật sửa nước Đại minh. Nhân vì sự ấy trong Đại minh thì lấy thờ ông Khổng làm nhất, mà gọi Thánh hiền, là thánh và hiền nhất vậy. Song le nói thể ấy chẳng phải lẽ đâu, vì chưng hay là ông Khổng Tử ấy biết Đức Chúa cả làm nên mọi sự, là cội rễ mọi sự thành, mọi sự lành, hay là chẳng biết. Ví bằng đã biết, mà làm thầy, thì phải dạy đầy tớ cho biết cùng, mà thờ đấy cho nên. Song le ông Khổng chẳng có làm sự ấy, vì vậy chẳng phải hiền, chẳng phải thánh, thật là độc dữ, vì sự nhất phải hay đầu hết, mà chẳng có dạy ai. Ví bằng ông Khổng chẳng biết Đức Chúa trời, là cội rễ, và cội rễ mọi sự lành, mọi sự thánh, nên thánh, nên hiền, làm chi được? Vì vậy thì chẳng khá gọi là ông thánh sốt. Huống lọ lấy phép phải thờ một Đức Chúa trời, mà thờ ông Khổng, thì càng lỗi; cũng chẳng nên cầu đí gì đí gì cũng ông Khổng, vì chưng mọi sự ta phải cầu và cậy một Đức Chúa trời mà thôi. Ví bằng có kính ông Khổng chăng, thì phải dùng lễ có quen làm cho các thầy khi hãy còn sống, là phép lễ về thế này, cho lịch sự mà thôi: như thể cúi đầu xuống mà lạy, là lễ kính thầy nào, khi hãy còn sống, và kính kẻ bề trên, như thói Đại minh quen. Mà lễ làm vậy cũng bằng phép kẻ ta kính thầy, mà cất nón hay là bái thầy vậy. Song le trước mặt kẻ khác, như trước mặt kẻ chẳng có đạo (vì chưng kẻ ngoài đạo, thật thì lấy ông Khổng mà thờ ông Khổng, bằng ta thờ Đức Chúa trời), nếu chẳng phân vau, thì phải nói tỏ tường cho người ta ở đây nghe được, có lạy ông Khổng thì chẳng phải như Đức Chúa trời, thật có lạy như thầy đã dạy chữ cùng phép sửa nước mà chớ. Ví bằng có lạy ông Khổng trước mặt người ta mà chẳng có phân vua làm vậy, thì có tội, vì chưng kẻ ngoài đạo thì ngờ là kẻ có đạo, khi lạy ông Khổng, mà chẳng có phân vua trứơc, có lạy ông Khổng như Đức Chúa trời, vậy kẻ ngoài đạo càng tin sự dối nữa. Song le vì có ái dám phân vua làm vậy trước mặt người ta cho kẻo kẻ ngoài đạo càng tin sự dối, được là họa, vì vậy ta khuyên đừng lạy, kẻo phải sự lỗi. 

Trong đạo nho ấy, kẻ hay chữ cũng lạy trời như Chúa trời vậy, mà điều lỗi ấy cũng đã ra cho thế gian bắt chước, song le đầu hết lời giảng này, ngày thứ nhất, đã bắt điều ấy. 

Những sự dối trá của Thích Ca về linh hồn ta 

Bởi tam giáo này, như bởi nguồn dục, có ra nhiều sự dối khác. Song le bắt mỗi sự dối ấy chẳng có làm chi, vì chưng biết là bởi đâu mà ra, cho hay tỏ tường là dối thì vừa. Như thể có chém cây nào đúc cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cùng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ. 

Song le sự luân hồi Thích Ca bầy đặt phần đạo ngoài, thì là sự cười chốc. Vì chưng ví bằng ta đã ở đời trước, mà sao chẳng có một ai còn nhớ sự đời trước ấy? Vì vậy thật là Thích Ca bày đặt dối trá vậy; mà lại trong sách Thích Ca nói tỏ tường rằng trong hồn cây cối cùng hồn muông chim, cho đến hồn người ta, thì chẳng có khác. Vậy thì nó làm linh hồn người ta hay chết, cũng bằng giác hồn hay là sinh hồn, mà làm vậy thì điều nào nó đã nói trước, đến sau thì nó lại chối. Vì chưng ví bằng nó ngờ linh hồn người ta hay chết, cũng như hồn muông chim hay là hồn cây cối, mà sao lại rằng có luân hồi cho người ta lại sinh ở xác khác? Ví bằng linh hồn người ta, khi xác chết, cũng chết với, lại sinh lại mà cho xác khác sống làm sao được? Mà lại luân hồi ấy chẳng ưa lẽ ở trong lòng các người ta, cùng huỷ báng lời thiên hạ, dầu Đại minh, dầu Annam, quen nói liên làm vậy: “Sinh kí dã, tử quý dã”, sống thì gửi, chết thì về. Ví bằng có luân hồi, mà chẳng phải dối, thì linh hồn một ở gửi[9] liên vậy: bây giờ thì ở gửi trong xác này, đến sau một giây nữa thì lại ở gửi trong xác khác vậy. 

Mà điều Thích Ca dạy nơi trung giáo rằng linh hồn người ta hay chết, thì càng lỗi. Mà điều ấy Thích Ca thì huỷ báng lời mình, như ta nói trước. Vì chưng giáo dục này chẳng những mở cửa cho mọi tội, mà lại chẳng ưa lẽ linh hồn ta, vì có muốn khi khỏi đời này để dấu mình lại cho người ta nhớ, như ta xem nơi chôn xác mình, mà ước làm cho trọng, và việc nào đã làm nên thì muốn để truyền cho đời sau. Sau nữa hễ là phép[10] trọng linh hồn người chẳng có dùng xác mà làm việc, như thể phép trí hay là phép có chủ ý mình, vì chưng linh hồn ta có dùng hai phép ấy, dẫu xác đã già cả mà nhọc: vì vậy hai phép nhất ấy thật chẳng có dùng xác, mà lại khi khỏi xác thì càng nghỉ[11] làm việc ấy. 

Lại sao vốn người ta có lẽ trong lòng, giục lo cho cha mẹ, khi đã sinh thì đoạn? Sao người Annam mọi năm mọi có giữ ngày cha mẹ, ông bà, ông vải sinh thì, mà làm giỗ chạp hết sức? Sao tốn của bấy nhiêu mà làm cỗ làm mâm, cùng nhiều sự nữa có dọn cho cha mẹ khi đã sinh thì? Vì chưng nếu linh hồn chết với xác, lo cho kẻ chết chẳng có làm chi. Vì chưng dẫu muông chim cầm thú tự nhiên lo cho con, mà cái chim nhỏ hay lo và khéo hay làm tổ dọn sinh đẻ và một nấng con, vì con có dùng việc cha mẹ mà chớ, song le chưa thấy muông nào, dẫu khôn, hay lo cho cha mẹ khi đã chết. Vì chưng hễ là muông chim, khi xác nó chết, hồn cũng chết với, vì vậy chẳng còn có dùng việc gì con. Mà Đức Chúa trời chẳng có làm đí gì không, vì vậy cũng chẳng có cho trong lòng muông nào còn lo cho cha mẹ khi đã chết. Song le khi người ta tự nhiên có lo gia giết làm vậy cho cha mẹ, khi đã sinh thì, âu là cũng bằng cha mẹ lo cho khi con còn sống, thật thì phải xưng có Đức Chúa trời mở lòng ta, khi cha mẹ đã qua đời này, th2i hãy còn có mà hãy đã dùng việc ta giúp cho. Vì vậy linh hồn ta, khi đã ra khỏi xác, thì hãy còn sống, mà tự nhiên chẳng hay chết. Vì chưng chẳng có phép nào dưới Đức Chúa trời mà làm hại được linh hồn, khi đã khỏi xác. 

Những điều lầm lỗi trong việc thờ cúng cha mẹ 

Song le cũng phải hay, khi linh hồn ta đã khỏi xác thịt này, chẳng còn có dùng ăn uống hay là mặc, cùng các kỳ sự vê xác, vì linh hồn ta là tính thiêng liêng. Mà người Annam mời linh hồn ăn của xác[12], thì lỗi xa. Vì chưng linh hồn ta trọng hơn, mà chẳng còn có dùng ăn uống giống ấy đâu. Vì vậy Annam thì vô phép, mà mất lòng cha mẹ lắm, càng hơn khi cha mẹ còn sống mà lấy tranh, lấy cỏ, là của muông chim cầm thú ăn, mà mời cha mẹ ăn những của giống ấy, khi đến nhà cùng. Vì chưng hễ là của xác dùng, mà ăn uống, thì hèn và trái linh hồn ta, là tính thiêng liêng, hơn tranh cỏ cùng các của muông chim cầm thú quen ăn, thì hèn, mà trái ý cho người ta, khi hãy còn sống ở đời này, mà mời ăn những giống ấy. 

Lại người Annam càng vô phép, mà như thể cười nhạo cha mẹ, khi đã sinh thì, mà dùng những giấy làm nhà, cùng áo, tiền vàng bạc,và các ký sự vẽ, mà cúng cha mẹ. Vì chưng chẳng có ai khôn mà dám cho người nào, khi hãy còn sống, dẫu rất khó, mà khiến nó dùng bấy giống ấy. Mà sao người Annam dám cúng cho cha mẹ, khi đã sinh thì, những của dối ấy? Có kẻ rằng: đốt thì mã biến hóa, ra khác. Nói làm vậy phải chốc, vì đốt thì phần ra lửa, phần thì ra gio. Mà gửi phần nào cho cha mẹ? Ví bằng gửi gio thì làm cho cha mẹ ở trong gio mà sướng ru? Mặc gio mà sạch sẽ và lịch sự lắm ru? Vì bằng gửi lửa, ắt thật gửi lửa, vì chưng khi làm những việc dối, thì phạm tội, học mà bắt chước cha mẹ xưa có làm thể ấy, cho nên có thêm hình lửa cho cha mẹ đã qua đời này. Như thể ai ở thế này đã dạy kẻ khác sự lành, đến khi đã qua đời, mà kẻ đã học còn làm sự lành ấy ở thế này, thì thêm phúc cho người thánh trên trời, vì đã dạy kẻ khác điều lành ấy. Vậy kẻ dạy sự dữ, mà kẻ khác làm sự dữ ấy đã học, dù kẻ đạ dạy trước đã chết, cũng chịu thêm hình đời sau vì tội mới ấy, kẻ đã học nó, còn làm. Vì vậy khi con cái đốt cho cha mẹ những của giả ấy, thật là gửi lửa cho cha mẹ mà chớ. Vì chưng kẻ làm sự lỗi ấy, xưa đã học bởi cha mẹ, thì thêm hình khốn cho cha mẹ, khi cha mẹ đã chết, chẳng kể tội con làm bây giờ, mà chẳng chừa cho lập, thì mình đời sau cũng phải chịu tội ấy nữa. Vì vậy thì phải bỏ mọi lễ dối ấy mà đừng, vì chưng thật là bất nghĩa, mà cười nhạo cha mẹ, cùng thêm hình cho cha mẹ. Mà ta phải thảo kính cha mẹ khi đã sinh thì thể nào, đến sau ta sẽ dạy, khi ta giảng sự Đức Chúa trời khiến kính cha mẹ làm sao, dầu còn sống dầu đã qua đời[13]

Linh hồn ta chẳng hay chết 

Ay vậy mà khi và Đại minh và mọi nước khác đã mất truyền đạo thật, mà bởi quỷ dối, thì phạm sa những đạo vạy, song le có một họ Iudaea còn giữ đạo thật Đức Chúa Cả làm nên mọi sự truyền cho, và giữ tiếng hebraea với. Vì chưng ông Abraham là tổ nể họ Iudaea thì chịu lấy đạo thật, và bởi Đức Chúa trời tuyền cho ông ấy, vì là người thánh mà Đức Chúa trời yêu, cùng nhiều lần hiện xuống và nói khó cũng nhiều lần, như người có nghĩa cùng, mà bảo ông ấy sự sâu nhiệm. Mà lại ông Abraham học được cùng ông Sem, là con ông Noe, vì ông Abraham ở thế này nhiều năm khi ông Sem hãy còn, mà ông Sem chịu truyền đạo thật, chẳng những bởi cha là ông Noe, mà lại chịu bởi ông cố là ông Mathusala, vì chưng ở cùng ông ấy lâu năm, khi chưa có lụt cả, mà ông Mathusala chịu truyền ấy bởi ông Ađam, vì đã sống lâu năm nữa cùng ông Ađam, như ta đã nói trước. Vì vậy ông Abraham chịu được truyền đạo thật bởi ông Ađam có ông Sem cùng ông Mathusala, hai ông giữa mà thôi. Mà ông Abraham lại truyền cho con, là ông Isaac, đã đẻ khi đã nên chín mươi chín tuổi, bởi bà Sara đã nên chín mươi tuổi mà lại có tật ở son. Ông Abraham có chịu lời Đức Chúa trời phán nói hứa cùng: bởi dòng dõi ông Isaac ngày sau có Chúa ra đời cứu người ta. Đến sau qua một nghìn năm dồ, lại có lời ấy bởi Đức Chúa trời phán ra cùng ông David, là vua chúa nước Iudaea đã đẹp lòng Đức Chúa trời. Mà lại điều ấy có turyền nói xuống cùng người thánh chịu sấm truyền, cho đến Đức Chúa trời ra đời cứu thế. Mà khi ấy hễ là các nước chẳng tin, cho nên ở tối tăm mù mịt, nhất là nước Đại minh có theo nhiều giáo những dối, ta đã kể và bắt trước, mà ngã lỗ[14] sâu lắm là chẳng tin có Đức Chúa trời, thật trái lẽ trong lòng người ta lắm, mà lại Đại minh vốn chẳng tin linh hồn ta một hằng sống vậy mà chẳng hay chết.[15]

Song le đạo chính, là đạo thờ phượng một Đức Chúa trời, thì nhận một Chúa Cả làm nên mọi sự, thật là cội rễ đầu, mà lại làm như bia cả[16] mọi sự vậy, mà biết bấy nhiêu sự này, chẳng những bởi có lời Đức Chúa trời truyền cho, mà lại vì có lẽ trong ta dạy vậy. Bởi đấy thì phải xưng linh hồn ta là tính thiêng liêng hằng sống vậy, chẳng hay chết. Vì chưng khi ta nói thật Đức Chúa trời chí linh chí công, ví bằng chẳng còn có đời sau, để thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ, thì Đức Chúa trời chẳng phải công bằng đâu. Vì chưng ta thấy nhiều người lành nên thánh, khó khăn, chịu khốn chịu khó, người ta dễ duôi, cho đến già cả, cũng có khi thì phải đau nặng, mà chết trẻ. Lại có nhiều phen, kẻ dữ thì làm khốn kẻ lành, cũng có khi thì đánh chết, mà kẻ lành thì chịu vậy. Mà lại ta thấy nhiều lần, kẻ dữ thì giàu có, vui vẻ ở thế này, mà chịu những sự vui, cũng có khi thì đến già cả chịu một thanh nhàn vậy, dẫu mà làm nhiều sự dữ, mà gánh tội vạ trọng lắm. Vì vậy thật hãy còn đời sau, và cho kẻ lành chịu công chịu phúc bằng nhân đức mình làm, và lại kẻ dữ thì chịu hình khốn nạn bằng tội vạ mình làm, vì Đức Chúa Cả trên hết mọi sự, thì phán xét làm vậy. Đời xưa ông thánh Lazaro, như ta đã bảo trước, cũng đã gặp thể ấy, vì ở đời này, thì khó khăn chẳng bao lâu, mà đi ăn mày, cùng trong mình mẩy phải những chốc lếch, mà chịu, và làm nhiều sự nhân đức vậy, mà bây giờ đã chịu phúc trên trời vui vẻ đã qua hơn một nghìn sáu trăm năm, lại đời đời một chịu thanh nhàn vậy chẳng cùng. Mà thằng giàu kia, hay ăn uống, ở thế này thì một hay chơi bời, đến khi chết, vì có phạm tội nhiều, thì phải chôn ở trong địa ngục, mà chịu lửa chẳng hay tắt, cũng đã qua hơn một nghìn sáu trăm năm, lại về sau cũng chịu hình đời đời vậy, mà chẳng có trông được khi nào cho khỏi đâu. Vì chưng Đức Chúa trời là tính thiêng liêng vô cùng, lại công bằng ở Đức Chúa trời cũng là chẳng cùng vậy. 

Song le cho kẻ u mê chứng ấy, mà nghe bấy nhiêu lời đã giảng, cùng sự linh hồn người ta chẳng hay chết nếu chưa tỏ, thì phải giảng điều sau này. Vì sao ta tự nhiên, có người nào hằng ở cùng ta và có nghĩa cùng ta, mà khi còn sống, thì ta một ở nói khó cùng và ăn cùng, song le đến khi đã chết, ta thoắt chốc kinh khủng mà sợ, một mình ở chẳng được cùng? Mà sao ta dái làm vậy? Thật là vì linh hồn ấy dẫu đã khỏi xác, tự nhiên làm cho ta sợ làm vậy mà chớ. Ay là dấu thật, như thể có lẽ trong lòng ta bảo tự nhiên, linh hồn người khi đã qua đời, thì hãy còn sống, mà hãy còn về xác ấy ta dái, dù mà đã chết đã rồi. Song le muông dữ nào, như thể muông sư tử, con hùm, chó sói, khi còn sống thì ta dái, mà tự nhiên ta trốn nó; ví bằng đã đánh chết muông nào dữ, chẳng còn có gì mà dái nó nữa, mà con trẻ nhỏ thì bắt nanh nó hay là vuốt nó dẫu sắc, mà chơi ác vậy, cũng chẳng có dái gì. Vì chưng tự nhiên đã hay chẳng còn có đí gì mà dái, vì hồn nó đến khi xác chết, thì tắt đi với. Nói thí dụ, như thể có nhà nào còn có chủ, dẫu mà vắng mặt, thì tự nhiên người ta dái, mà chẳng dám lấy đí gì nhà ấy: vì chưng thì dái chủ nhà một chốc có đến mà bắt. Nếu có nhà nào đã để đi mà chẳng còn có chủ nào nhà ấy, thì ai nấy lấy của nhà ấy mà chẳng có dái gì, vì chẳng có chủ. Sự này cũng vậy, vì dẫu ta dái tự nhiên muông nào dữ, khi hãy còn sống, mà ta trốn nó, song le khi nó đã chết, ta xé nó ra, mà chẳng có dái gì, vì hồn nó thì cũng chết với xác, mà chẳng còn có chủ mà dái. Song le tự nhiên ta dái thân xác người, dẫu đã chết, vì chưng ta hãy còn dái tự nhiên linh hồn, là chủ thân xác ấy, vì linh hồn hãy còn. 

Vì vậy ta tự nhiên đã hay linh hồn người, khi xác chết, thì hãy còn sống, mà lại đã hay thật, linh hồn người chẳng có chết được, vì chẳng có phép nào dưới Đức Chúa trời, mà làm hại được hay là phá được linh hồn ta khi đã khỏi xác. Có một Đức Chúa trời, như đã lấy không mà hóa ra linh hồn người, mà lại hằng có giữ gìn, như thể hóa ra linh hồn người liên vậy, mà Đức Chúa trời khiến đừng giữ gìn làm vậy, mà tự nhiên phá linh hồn người thì cũng được. Song le Đức Chúa trời chẳng có đừng giữ đời đời vì đã có lời Đức Chúa trời phán, cho kẻ lành thì chịu phúc trên trời đời đời, mà kẻ dữ, thì phạt chịu hình khốn trong địa ngục đời đời vậy. 


Chú thích 

[1] đời: dòng dõi 
[2] nên: nên mươi tuổi: agit decimum annum” 
[3] sổ trời: cầu vòng 
[4] Thiên trúc quốc: An Độ 
[5] tứ chi cốt tiết: chân tay 
[6] vật âm mình: bộ phận sinh dục 
[7] đọc là đã có trước 
[8] khê lê: nhiều 
[9] ở gửi: ở tạm 
[10] phép: năng lực 
[11] nghỉ: dễ dàng 
[12] dùng thay vào cần dùng. Xem kiểu nói cũ trong câu “cho chúng tôi rầy hằng ngày dùng đủ” 
[13] trong bài giải thích lời răn thứ bốn, tác giả không nói gì về việc kính cha mẹ đã qua đời !… 
[14] lỗ: vực; 
[15] tác giả muốn nói: vốn chẳng từ chối linh hồn của ta là bất tử 
[16] bia cả: cứu cánh
Mới hơn Cũ hơn