SUY NIỆM TIN MỪNG
Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: "Thật, Ta bảo thật cùng các ngươi, ai không qua cửa mà vào chuồng chiên, nhưng trèo vào lối khác, thì người ấy là kẻ trộm cướp. Còn ai qua cửa mà vào, thì là kẻ chăn chiên. Kẻ ấy sẽ được người giữ cửa mở cho, và chiên nghe theo tiếng kẻ ấy. Kẻ ấy sẽ gọi đích danh từng con chiên mình và dẫn ra. Khi đã lùa chiên mình ra ngoài, kẻ ấy đi trước, và chiên theo sau, vì chúng quen tiếng kẻ ấy. Chúng sẽ không theo người lạ, trái lại, còn trốn tránh, vì chúng không quen tiếng người lạ".Chúa Giêsu phán dụ ngôn này, nhưng họ không hiểu Người muốn nói gì. Bấy giờ Chúa Giêsu nói thêm: "Thật, Ta bảo thật các ngươi: Ta là cửa chuồng chiên. Tất cả những kẻ đã đến trước đều là trộm cướp, và chiên đã không nghe chúng. Ta là cửa, ai qua Ta mà vào, thì sẽ được cứu rỗi, người ấy sẽ ra vào và tìm thấy của nuôi thân. Kẻ trộm có đến thì chỉ đến để ăn trộm, để sát hại và phá huỷ. Còn Ta, Ta đến để cho chúng được sống và được sống dồi dào".
Chúng ta vừa nghe những lời trong Tin mừng đầy an ủi. Đức Giêsu tuyên bố Người là mục tử đích thực, vì Người không bỏ chiên trong lúc nguy khốn và hơn nữa vì Người đã thí mạng mình cho chiên. Chúng ta không phải là những chiên gặp rất nhiều khi gặp gặp nguy khốn sao? Giáo Hội chúng ta có những lúc sợ hãi trong hiện tại và khắc khoải về tương lai sao? Giá như chúng ta luôn nhớ những lời Tin mừng hôm nay. Tâm hồn chúng ta sẽ tim được bình an và tin tưởng trước mọi nghịch cảnh. Nói đúng hơn, chúng ta sẽ được kêu gọi bám kỹ và Đấng chăn chiên lành của chúng ta hơn. Chúng ta sẽ không đơn phương độc mã. Con thuyền Giáo Hội không phải chỉ có cà chỉ do chúng ta chèo chống. Chúng ta sẽ thấy vai trò phụ và thứ yếu của mình. Tay lái chính là Chúa.
Trong sách công vụ tông đồ chứng minh điều chúng ta vừa nói. Chẳng phải ông Phêrô, cũng chẳng phải ai khác, đã nghĩ đến việc đưa Tin mừng đến cho dân ngoại và đưa những người này vào Tin mừng. Chính Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa tử nạn phục sinh đã đem vào trần gian, chính Người luôn đồng hành với Hội Thánh để hướng dẫn và xây dựng.
Tuy nhiên chúng ta phải biết tiếp thu ơn Thánh Thần cũng như nghe tiếng Đấng là mục tử đích thực của tâm hồn chúng ta. Cho được như vậy, không những như đã nói ở trên, chúng ta phải luôn sống ý thức không bỏ chiên trong lúc nguy khó. Người đã ban Thánh Thần ở với chúng ta, và Thánh Thần là sức mạnh, là an ủi, là nguồn sáng trong lúc mù mịt cũng như trong khi thử thách.
Ý thức của chúng ta cần phải linh động. Biết có Chúa, có Chúa Thánh Thần luôn đồng hành với mình, chúng ta phải năng tiếp xúc, đối thoại, trao đổi với Người, bằng cầu nguyện, bằng suy niệm Lời Chúa và cả bằng trao đổi với anh em. Bởi vì Chúa Thánh Thần hiện diện nhất là nơi Hội Thánh, trong cộng đoàn các tín hữu. Trong sách Cộng vụ tông đồ hôm nay cho thấy rõ: Hội Thánh là một hiệp thông, các tín hữu chia sẻ và trao đổi với nhau để thấy rõ bàn tay Thánh Thần hướng dẫn.
Đây là việc không dễ thi hành. Mỗi người sẵn sàng cầu nguyện riêng và tìm hiểu ý Chúa trong suy niệm. Nhưng thường người ta không đánh giá đứng mức sự hiện diện và hướng dẫn của Chúa nơi Hội Thánh và trong cộng đoàn, đang khi ấy chính sự tham khảo ý kiến và trao đổi trong Hội Thánh sẽ giúp mọi người không coi những ảo tưởng và ý riêng của mình là ơn Chúa soi sáng. Nói cách khác, ít khi chúng ta muốn là con chiên ngoan ngoãn sống dưới sự dẫn dắt ân cần của Chúa và chung trong một đồng cỏ với anh em. Chính để chúng ta dễ trở về thái độ này mà bí tích Thánh Thể muốn qui tụ chúng ta lại chung quanh Chúa và sát cánh nhau. Xin Chúa cho chúng ta biết cử hành Thánh lễ và đem tinh thần thánh lễ vào đời sống.
THỨ BA
Cv 11,19-26 – Ga 10,22-30
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, người ta mừng lễ Cung Hiến tại Giêrusalem. Bấy giờ là mùa đông. Chúa Giêsu đi bách bộ tại đền thờ, dưới cửa Salômôn. Người Do-thái vây quanh Người và nói: "Ông còn để chúng tôi thắc mắc cho đến bao giờ? Nếu ông là Đức Kitô, thì xin ông nói rõ cho chúng tôi biết". Chúa Giêsu đáp: "Tôi đã nói với các ông mà các ông không tin. Những việc Tôi làm nhân danh Cha Tôi, làm chứng về Tôi. Nhưng các ông không tin, vì các ông không thuộc về đàn chiên tôi. Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi. Tôi cho chúng được sống đời đời, chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Tôi. Điều mà Cha Tôi ban cho Tôi, thì cao trọng hơn tất cả, và không ai có thể cướp được khỏi tay Cha Tôi. Tôi và Cha Tôi là một".
Người Dothái có sách Thánh kinh từ lâu đời, vẫn suy niệm lời Chúa hàng ngày. Hơn nữa đã đến với họ, nói lên nhiều lời hàng sống, làm cho sự việc rõ ràng in dấu và biểu lộ quyền năng của Thiên Chúa… Thế mà họ vẫn không tin. Còn lương tâm chỉ mới tiếp xúc với một số môn đệ trong một thời gian ngắn, đã hân hoan đón nhận Tin mừng một cách đông đảo sự khác biệt ấy chỉ có thể giải thích được nhờ mầu nhiệm Đức Giêsu phục sinh tuôn đổ Thánh Thần xuống hoạt động trên trần gian.
Ngày nay Thánh Thần vẫn không ngớt được ban xuống cho loài người qua mầu nhiệm bàn thờ, nơi cử hành các mầu nhiệm Đức Kitô, xoay quanh mầu nhiệm tử nạn phục sinh của Người. Chúng ta đừng bi quan nghĩ rằng không thấy có hiệu quả nào của ơn Thánh Thần. Chúng ta đâu phải là cái rốn của vũ trụ mà biết được tất cả, nhất là những sự sâu thẳm trong chương trinh và công việc của Thiên Chúa. Đúng hơn chúng ta đừng bắt chước người Dothái, nhưng hãy coi gương các tín hữu buổi đầu. Người Dothái trong bài Tin mừng tỏ ra là những người chỉ mong được thoả mãn. Họ đòi Đức Giêsu đáp lại ước mong của họ. Vì những ao ước này đâu có gì là cao thượng và muốn làm cho thế giới này đẹp hơn.
Còn các tín hữu buổi đầu không sống cho mình cho tương lai đẹp đẽ hơn của loài người. Lúc gặp bắt bớ, phân tán, họ vẫn không ngớt nói lời Tin mừng. Chứng từ lúc đó có giá trị làm sao. Nhiều người tin ngay. Rõ ràng ơn Chúa đã làm việc chứ không phải con người. Do đó cả Hội Thánh Giêrusalem nhận ngay ra trách nhiệm của mình: tiếp tay với Thiên Chúa để hoạt động của Thánh Thần phát huy mạnh mẽ. Barnabê được sai đến Antiôkia. Ông mang theo tinh thần và sứ mạng của Hội Thánh tại Giêrusalem. Ông nhìn thấy hoạt động của Chúa Thánh Thần, và ông ý thức tài hèn sức mọn của mình. Ông nghĩ đến Saolô vào công việc chung của Chúa Thánh Thần và của Hội Thánh.
Chúng ta không thể không phấn khởi khi đọc lại những sự việc như vậy, và chúng ta phải ra khỏi nãn trạng của Dothái xưa không đứng đòi hỏi những điều vừa ý mình, nhưng nhìn vào sức mạnh đang vươn lên trong Hội Thánh và trong thế giới. Chúng ta biết dâng những đóng góp nho nhỏ mọn hèn của mình vào công việc chung và biết nhận ra và phát huy tài năng của người khác vào công việc cứu độ. Chính gương Đức nơi mầu nhiệm Thánh thể, cử hành giờ phút này khích lệ chúng ta. Xin đến tập họp chúng ta nên đoàn chiên của Người và giúp đoàn chiên bé mọn này biết noi gương cộng đoàn tín hữu mới khai sinh ngày trước, và nhiệt tình với ơn Thánh Thần đang thánh hoá trần gian
THỨ TƯ
Cv12,24.13,1-5a – Ga 12-44-50
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu lớn tiếng nói rằng: "Ai tin vào Ta thì không phải là tin vào Ta, nhưng là tin vào Đấng đã sai Ta. Và ai thấy Ta là thấy Đấng đã sai Ta. Ta là sự sáng đã đến thế gian, để bất cứ ai tin Ta, người ấy sẽ không ở trong sự tối tăm. Nếu ai nghe lời Ta mà không tuân giữ, thì không phải chính Ta xét xử người ấy, vì Ta đã đến không phải để xét xử thế gian, nhưng là để cứu độ thế gian. Ai khinh dể Ta, và không chấp nhận lời Ta, thì đã có người xét xử: lời Ta đã nói sẽ xét xử người ấy trong ngày sau hết. Bởi vì Ta đã không tự mình nói ra, nhưng Cha là Đấng sai Ta, chính Người đã ra lệnh cho Ta phải nói gì và phải công bố gì. Và Ta biết rằng lệnh của Người là sự sống đời đời. Những điều Ta nói, thì Ta nói theo như Cha đã dạy".
Mầu nhiệm phục sinh quả thật có sức đổi mới tâm trí và tâm hồn chúng ta đối với Đức Giêsu và mọi sự thuộc về Người. Có mầu nhiệm Phục sinh, không tin Đức Giêsu đã sống lại, người ta không dễ gì đón nhận các lời của Người trong bài Tin mừng hôm nay. Được ánh sáng phục sinh của Người soi sáng, những Lời Người nói sao trở nên dễ hiểu và hữu lý như vậy. Người thật bởi Chúa Cha mà đến. Người thật là ánh sáng đến trong thế gian. Ai giữ Lời Người quả thật có sự sống, và ai không giữ, đúng là tự kết án mình.
Cộng đoàn tín hữu đầu tiên ở Giêrusalem ở Antiokia đã sống mạnh mẽ niềm tin vào việc Đức Giêsu sống lại. Do đó nếp sống của họ rõ ràng trong sáng và phấn khởi. Họ có những tiên tri và tiến sĩ. Họ nghe những tiên tri soi sáng lối nhìn đức tin lên các sự cố xảy ra hàng ngày, khiến họ thấy mình đang sống trong lịch sử cứu độ. Họ thấy đời mình không thừa, không thiếu, nhưng họ thấy rõ đời họ đang ở trong đường lối cứu độ của Chúa. Nhờ vậy, vui buồn đối với họ không quan trọng. Chỉ có cái nhìn đức tin, tức là cái nhìn tiên tri, về các diễn tiến đang xảy ra là quan trọng. Chính Đức Giêsu đã đem ánh sáng quí hoá đến cho họ. Và các tiên tri chính là những người luôn giúp họ biết nhìn đời trong viễn tượng của mầu nhiệm cứu độ.
Nhưng có các tiên tri, cũng phải có các tiến sĩ nữa. Những người này luôn đào sâu thêm giáo lý của Chúa và dạy cho người khác. Không có công việc học hành, tìm hiểu này, làm sao có những cái nhìn tiên tri, tức là biết nhìn mọi sự xảy ra trong mầu nhiệm cứu độ. Chúng ta thường không biết cư xử đạo đức trong các sự cố hàng ngày, phần lớn vì thiếu đào sâu giáo lý của Chúa và không biết nghe lời các tiến sĩ ở trong Hội Thánh.
Tuy nhiên, dù là tiên tri hay tiến sĩ, người ta luôn vẫn phải cầu nguyện như trong sách Công vụ tông đồ hôm nay nói. Không cầu nguyện, không thể thấy ánh sáng của Chúa, không thể có lời dạy dỗ chính đáng và không thể biết nhìn đời bằng con mắt đức tin. Ngược lại, cầu nguyện nhiều, người ta dễ được Thánh Thần hướng dẫn đi xa hơn để đời sống mỗi ngày mỗi mỡ rộng và đầy ánh sáng hơn. Chính khi các tiên tri và tiến sĩ của các cộng đoàn tiên khởi cầu nguyện và ăn chay, Chúa Thánh Thần đã soi sáng và thúc đẩy các giáo đoàn đó nhìn xa hơn chân trời họ vẫn sống để đem ánh sáng Tin mừng đến mọi nơi.
Chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta được thêm niềm tin vào việc Người đã sống lại và đang sống. Chúng ta sẽ quí trọng lời dạy dỗ của người hơn. Chúng ta đào sâu hơn. Những lời đó sẽ là ánh sáng hướng dẫn cuộc đời chúng ta phát huy đặc sủng tiển tri, biết nhìn đời bằng con mắt đức tin, không những để sống đạo mà còn đưa đạo đi xa hơn mãi…
THỨ NĂM
Cv 13,13-25 – Ga 13,16-20
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Sau khi đã rửa chân các môn đệ, Chúa Giêsu phán với các ông: "Thật, Thầy bảo thật các con: Tôi tớ không trọng hơn chủ, kẻ được sai không trọng hơn đấng đã sai mình. Nếu các con biết điều đó mà thực hành thì có phúc. Thầy không nói về tất cả các con, vì Thầy biết những kẻ Thầy đã chọn, nhưng lời Thánh Kinh sau đây phải được ứng nghiệm: Chính kẻ ăn bánh của Ta sẽ giơ gót lên đạp Ta. Thầy nói điều đó với các con ngay từ bây giờ, trước khi sự việc xảy đến, để một khi xảy đến, các con tin rằng: Thầy là ai. Thật, Thầy bảo thật các con: Ai đón nhận kẻ Thầy sai, là đón nhận Thầy, và ai đón nhận Thầy là đón nhận Đấng đã sai Thầy".
Hôm nay Chúa cũng muốn nói với chúng ta những lời tâm huyết nhưng Người nói với các môn đệ sau khi rửa chân cho họ. Muốn chúng ta theo gương Người mà sống khiêm tốn, chu toàn phận sự tôi tớ. Lúc Người nói những lời ấy, các môn đệ không hiểu được như chúng ta bây giờ. Lúc ấy, Người chưa chết trên thập giá. Họ chưa thấy con đường khiêm tốn Người đi đòi hỏi đến mức nào. Nay, sau khi kinh qua mầu nhiệm tử nạn phục sinh của Người, họ đẵ thấu rõ hơn và thấm thía lời khuyên của Người. Họ biết đọc lại cả sách thánh theo gương Người, và họ thấy cả Gioan Tẩy Giả cũng đã thi hành đức khiêm nhường. Ông có thể lợi dụng lòng khâm phục tín nhiệm của mọi người lúc đó đề cao mình, hay ít nhất, cũng giữ uy thế cho mình. Nhưng không, ông đã chân thật đúng cương vị là người được sai đi trước để báo tin Đấng quan trọng hơn sẽ đến sau. Ông không nương lời, ông khẳng định mình không xứng đáng xách giép cho Đấng mà mọi người phải mong chờ. Phaolô và các tông đồ đã nhìn thấy gương Chúa và đã đọc lại Thánh kinh. Các ông hiểu phải sống thế nào. Tất cả chỉ là các tôi tớ được Chúa sai phục vụ Tin mừng cứu độ mọi người. Nên các tông đồ đã ăn nói khiêm tốn, và hết mình phục vụ lời Chúa, đã trân trọng quyền lợi và hạnh phúc của người nghe. Các tông đồ đã đồng hoá mình với Gioan Tẩy Giả, để người ta biết đón nhận Chúa Giêsu chịu chết và phục sinh.
Đến lượt chúng ta tiếp nối sự nghiệp của các tiên tri và các tông đồ. Chúng ta hãy cầu xin cho Hội Thánh luôn tỏ ra là cộng đoàn phục vụ một cách khiêm tốn. Và điều này chỉ sáng tỏ lên được khi chúng ta, các thành viên của Hội Thánh, biết sống ơn gọi tôi tớ của Chúa Kitô phục sinh. Không những trong giáo huấn, chúng ta chỉ là những người phục vụ lời Chúa, tức là phải để lời Chúa chứ không phải miệng lưỡi chúng ta nói với người khác. Và trong nếp sống, chúng ta còn phải nêu cao tinh thần phục vụ khiêm tốn để tình yêu nhân ái của Chúa mới dễ đến được với mọi người.d Giêsu phục sinh đã sống trong vinh quang. Thế mà Người luôn đến với chúng ta như một người tôi tớ trong mầu nhiệm Thánh Thể. Người đến nhắc nhở chúng ta nhớ lại Lời Người để nói xưa với các môn đệ, để chúng ta cũng theo gương các tông đồ, luôn tỏ ra là tôi tớ trong ơn gọi phục vụ
THỨ SÁU
Cv 13, 26-33 – Ga 14,1-6
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở, nếu không, Thầy đã nói với các con rồi; Thầy đi để dọn chỗ cho các con. Và khi Thầy đã ra đi và dọn chỗ các con rồi, Thầy sẽ trở lại đem các con đi với Thầy, để Thầy ở đâu thì các con cũng ở đó. Thầy đi đâu, các con đã biết đường rồi". Ông Tôma thưa Người rằng: "Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi?" Chúa Giêsu đáp: "Thầy là đường, là sự thật, và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy".
Sau khi sống lại Đức Giêsu thật sự đã trở thành con đường duy nhất dẫn chúng ta tới Chúa Cha. Ai muốn tới gặp được Chúa Cha đều phải đi qua Người. Lịch sử làm chứng điều ấy. Trước Đức Giêsu mấy ai hoặc chẳng ai hiểu Thiên Chúa là Cha? Người ta cũng ít đạo đức cố gắng sống ăn ngay ở lành, nhưng không rõ sẽ đi về đâu. Dân Cựu ước được ưu đãi hơn, có sách thánh mạc khải, cũng chẳng biết nhìn về tương lai, chờ một Đấng Thiên Sai cứu thế. Trường hợp ông Simêon và bà Anna trong Tin mừng là một thí dụ…
Nhưng từ sau ngày sống lại, Đức Giêsu đã đồng hành với các môn đệ. Người trao đổi, dẫn dắt họ, để họ hiểu được con đường người đã đi là vượt qua trần gian đau khổ, tội lỗi để trở về cùng Thiên Chúa là Cha của Người và là Cha của chúng ta. Từ đó đã có một nhân sinh quan mới. Loài người sẽ đi đến nhà Cha có nhiều chỗ ở, để ở được tham gia chia sẻ chính sự sống và hạnh phúc vĩnh hằng của Thiên Chúa là Cha chung của mọi người. Đức Giêsu đã mạc khải cho chúng ta về Chúa Cha. Người đi trước mọi người về với Chúa Cha, để bây giờ Người là con đường duy nhất dẫn chúng ta tới Chúa Cha là nguồn mọi sự sống và mọi ơn lành.
Đồng hành với các môn đệ trên đường về với Chúa Cha, Đức Giêsu phục sinh luôn giải thích cho họ lời Thánh kinh mạc khải, để họ nhận biết chân lý, là sự thật cứu độ. Họ gặp được tư tưởng, và nói đơn sơ hon, họ gặp được chính Chúa Thánh Thần là Đấng đã dùng miệng các tiên tri mà phán dạy. Không có Đức phục sinh soi sáng, hướng dẫn, người Dothái, kể là các luật sĩ, như lời Phaolô nói hôm nay, đọc sách thánh mà chẳng hiểu gì cả. Họ không gặp được tư tưởng của Chúa Thánh Thần. Họ không gặp được Người. Do đó Đức Giêsu phục sinh chính là sự thật đang nói với các môn đệ trên đường đi trên đường đời, người ta dần dần hấp thụ được sự sống mới, sự sống làm con Thiên Chúa, trở nên đồng hóa với Chúa Con, vì khi Thánh Thần ở trong lòng ta, Người đã bảo ta kêu lên: Abba Lạy Cha, một tiếng kêu mê ái thân thiết vừa tuyên xưng Thiên Chúa là Cha vừa nhận ra mình là con và tất cả những điều đó xảy ra nhờ việc Đức Giêsu chịu và sống lại.
Ngày nay người còn đến với chúng ta trong mầu nhiệm này. Đến với Người, chúng ta gặp được Chúa Cha và nhận được Chúa Thánh Thần và như vậy chúng ta được đưa vào sự sống của Chúa Con. Đức Giêsu thật là đường, là sự thật và là sự sống của chúng ta. Chúng ta hãy đi theo Người, theo lời Người và bắt chước Người. Chúng ta sẽ đi tới Chúa Cha, có chân lý của Chúa Thánh Thần và được chia sẻ cuộc sống làm con như Chúa Con trong lòng Ba Ngôi Thiên Chúa. Thật là mầu nhiệm nhưng là sự thật. Chúng ta hãy đến và hãy biết tham dự.
THỨ BẢY
Cv 13,44-52 – Ga 14,7-14
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Nếu các con tuân lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy; cũng như Thầy đã giữ lệnh truyền của Cha Thầy, nên Thầy ở lại trong tình yêu của Người. Thầy nói với các con điều đó, để niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được trọn vẹn."Đây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền."Thầy không còn gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm; Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết. Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt, để các con đi và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con. Thầy truyền cho các con điều này là: các con hãy yêu mến nhau".
Ở đời người ta bảo có những người giống nhau như đúc. Những đứa con sinh đôi, sinh ba trong nhà giống đến nỗi chính cha mẹ nhiều khi cũng khó phân biệt đứa này khác với đứa kia. Và có những đứa trẻ lớn lên càng giống cha, giống mẹ về tính nết… Nhưng không trương hợp nào có thể áp dụng được lời Đức Giêsu nói hôm nay: Ta với Chúa Cha là một, ai thấy Ta cũng đã thấy Chúa Cha. Chúa Cha ở trong Ta và Ta ở trong Chúa Cha. Những lời ấy được nói trước khi Chúa Giêsu chịu tử nạn và phục sinh. Bấy giờ các môn đệ khó mà hiểu được. Nhưng nay, Đức Giêsu đã sống lại rồi, những lời ấy với bao nhiêu điều khác đều trở nên sáng tỏ.
Quả thật khó có thể phân biệt những chỗ khác giữa Chúa Cha và Đức Giêsu. Chính Đức Giêsu đã nói: Chúa Con chẳng có gì cả mà không nhận được từ Chúa Cha. Từ sự sống đến giáo lý và các việc làm, hết thảy đều thấy nơi Đức Giêsu, nhưng cũng đều biểu lộ từ Chúa Cha mà đến. Và nay khi chúng ta cầu nguyện: Lạy Chúa, thật ít khi chúng ta phân biệt trong ý thức mình muốn thưa với Chúa Cha hay là với Chúa Giêsu. Sự thật, chúng ta chỉ biết Chúa Cha qua Chúa Giêsu. Và nhờ Chúa Giêsu mà chúng ta có được Chúa Cha. Vậy nếu Chúa Giêsu đã sinh sống ở trần gian, để gần giũ là yêu thương cứu độ loài người, và chúng ta phải biết chính Thiên Chúa đã tìm chúng ta và đang muốn tuyển chọn chúng ta để đưa vào sự sống thân mật với Người. Do đó, chúng ta có nghĩa vụ đáp trả, đến gần, yêu mến và kết hiệp với Chúa Cha, qua con yêu quí của Người là Đức Giêsu. Nói cách khác, chúng ta phải đón nhận, bắt chước Đức Giêsu thi hành lời Người dạy bảo để được chia sẻ sự sống thân mật của Chúa Cha.
Các tín hữu tiên khởi ở Giêrusalem cũng như ở Antiokia đã làm như thế. Sách Công vụ tông đồ hôm nay cho thấy họ đã đi vào con đường của Chúa Cha. Người đã chọn dân Dothái, ưu tiên cho họ biết bao lời hứa. Hội Thánh lúc đầu cũng khởi sự với Hội đường Dothái. Chỉ khi những người này phủ nhận ơn Chúa, Hội Thánh mới đến với lương dân để thi hành ý Chúa Cha muốn cứu vớt mọi người. Hội Thánh không vui vì sự kiện ấy. Gặp hất hủi hay bách hại, Hội Thánh vẫn đầy ơn Thánh Thần để rao giảng Tin mừng và sự hiện diện của Chúa Giêsu, biểu lộ lòng nhân ái của Chúa Cha. Ở trong Hội Thánh và là thành viên của Hội Thánh, chúng ta luôn phải theo gương Đức Giêsu để biểu lộ Chúa Cha cho loài người. Chúng ta cần ơn Đức Giêsu trợ giúp, Người không dè sẻn ban ơn, đặc biệt trong Thánh Thể. Xin Người làm cho chúng ta càng ngày càng nên giống Người để nhìn thấy đời sống của chúng ta, mọi người nhận biết và yêu mến Cha trên trời.