CÁC BÀI SUY NIỆM TUẦN V PHỤC SINH
THỨ HAI
Cv 14,5-18 – Ga 14,21-26
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Ai nghe các giới răn Thầy truyền và tuân giữ, người ấy là kẻ yêu mến Thầy, và ai yêu mến Thầy, sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy cũng yêu mến và tỏ mình ra cho người ấy".
Ông Giuđa, không phải Giuđa Iscariô, thưa Người rằng: "Lạy Thầy, tại sao Thầy sẽ tỏ mình ra cho chúng con, mà không tỏ cho thế gian?" Chúa Giêsu trả lời: "Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy. Kẻ không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Lời mà các con nghe, không phải là của Thầy, nhưng là của Cha, Đấng đã sai Thầy. Thầy đã nói với các con những điều này khi còn ở với các con. Nhưng Đấng Phù Trợ, là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con".
Khi tường thuật việc Phaolô chữa lành người tàn tật bẩm sinh. Thánh Gioan đã trung thành với một trong những mục đích của các tác phẩm của ông, sách tông vụ tông đồ cho thấy rằng: Phaolô đã làm những điều kỳ diệu như Phêrô, đồng thời cũng loan báo một sứ điệp như Phêrô. Chẳng hề có sự đối lập nào giữa hai ông nhưng có một sự cộng tác đích thực trong một sứ mạng duy nhất. Sự kiện những người bất toại của dân ngoại cũng được hưởng những sự chữa lành như những người bất toại Dothái còn cho thấy rằng hồng ân thiên sai và cách chung không còn là những đặc quyền, đặc lợi của dân được tuyển chọn nữa, nhưng được ban tặng được cho toàn thể nhân loại.
Luca cũng tường thuật phép lạ này để dẫn vào sứ điệp truyền giáo của Phaolô, cũng như sứ điệp của Phêrô đã được chuẩn bị bởi việc chữa lành người què tại đền thờ.
Nhưng có một sự khác biệt sâu xa giữa hai diễn từ truyền giáo: Phêrô ngõ lời với dân Dothái, còn Phaolô ngõ lời với dân ngoại.
Một điều quan trọng chúng ta có thể rút ra những gì vừa nói, đó là việc rao giảng của các tông đồ luôn luôn thích ứng đối với cử toạ: đối với dân Dothái, sứ điệp của các tông đồ mời gọi họ trở về với Thánh kinh để phát hiện những lời tiên tri được Đức Giêsu thực hiện và để hoán cải vì đã ngộ nhận về Thánh kinh, đối với dân ngoại, các ngài mời gọi họ hãy đọc những dấu chỉ về sự hiện diện của Thiên Chúa trong thiên nhiên, Đấng đã dựng nên trời đất và biển cả cùng mọi sự trong đó… cho mưa từ trời rơi xuống… ban mùa trai tráng cho các ông được no lòng ấm cật, hưởng đời an vui.
Thiên nhiên là một dấu chỉ lớn lao cho con người, tuy nhiên Phaolô sẽ không dừng lại ở đó. Trong diễn từ tại đồi Arê (Cv 17,23-33) ông sẽ cho thấy một dấu chỉ mới được Thiên Chúa ban tặng cho nhân loại, đó là Đức Giêsu Kitô.
Chúng ta có thể đọc Tin mừng theo chiều hướng này
Cũng như Philip, Giuđa, Thađêlô mơ màng về một sự hiển diện lớn lao của Thiên Chúa và có lẽ ông hơi thất vọng bởi lời hứa của Đức Giêsu về một mạc khải: “thưa Ngài, tại sao có thể này, là Ngài sẽ tỏ mình cho chúng con, chứ không cho thế gian?”. Nói cách khác, các môn đệ gán tầm quan trọng cho chính việc hiển diện hơn là cho cái được bày tỏ, nghĩa là những gì muốn nói với họ. Nhưng Chúa Cha lại thích tự biểu hiện trong Ngôi Lời của Người là Đức Giêsu, cho nên vấn đề của các môn đệ là phải chăm chú vào Lời này, vào mạc khải này của Thiên Chúa, bởi vì Thiên Chúa sẽ không còn tự biểu thị trong sấm chớp nữa, nhưng Người đã mang lấy một khuôn mặt nhân loại nơi Đức Giêsu. Chính nơi Đức Giêsu mà các môn đệ phải học để xem thấy Chúa Cha và Ngài là dấu chỉ của Chúa Cha.
Thiên Chúa thích ngõ lời với con qua các dấu chỉ. Thiên nhiên cũng là một dấu chỉ tường thuật vinh quang Thiên Chúa. Tuy nhiên một dấu chỉ vĩ đại nhất mà Thiên Chúa muốn giới thiệu với chúng ta là Đức Giêsu với điều kiện là chúng ta phải lắng nghe lời Ngài, giữ các lệnh truyền của Ngài, chỉ khi ấy các dấu chỉ mới thật sự đem lại một ý nghĩa thâm sâu với chúng ta.
Thánh lễ mà chúng ta đang tham dự đây cũng là một dấu chỉ. Đức Giêsu đang tự hiến thân trên bàn thờ là dấu chỉ tình yêu của Chúa Cha đối với loài người. Qua các dấu chỉ của Ngài, ơn cứu độ và sự sống vĩnh cửu mới tuông đổ xuống trên nhân loại tội luỵ này.
THỨ BA
Cv14,19-28 – Ga 14, 27-31a
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng. Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi. Các con đã nghe Thầy nói với các con rằng: Thầy đi, rồi Thầy sẽ trở lại với các con. Nếu các con yêu mến Thầy, thì các con hãy vui mừng vì Thầy về với Cha, bởi lẽ Cha trọng hơn Thầy. Giờ đây Thầy nói với các con trước khi việc xảy ra, để khi việc xảy ra, thì các con tin. Thầy không còn nói nhiều với các con nữa, vì thủ lãnh thế gian đã đến. Nó không có quyền lực gì đối với Thầy. Nhưng để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Cha, thì Thầy làm như Cha đã truyền dạy".
Tin mừng hôm nay bao hàm lời từ biệt của Đức Giêsu và những lời khích lệ cuối cùng của Ngài đối với các môn đệ.
Đức Giêsu mời gọi các môn đệ hãy sống bình thản và tín thác: “lòng các ngươi chớ xao xuyến và nhát đảm”. Những lời mời gọi này được triển khai rộng rãi hơn và chứa đựng nhiều ý nghĩa mới mẽ hơn ở câu 1. trước hết, nó bao hàm sự ban tặng bình an: “Ta để lại bình an cho các ngươi, Ta ban bình an của Ta cho các người”
Người Dothái thường dùng hai chữ “bình an” để chào nhau. Tuy nhiên đây không phải là ý nghĩa mà Đức Giêsu nhắc đến. “không phải thế gian ban cho thế nào thì Ta cũng ban cho các ngươi như vậy đâu”. Sự bình an như một hồng ân mà Ngài để lại cho các môn đệ mạng một ý nghĩa sâu xa hơn. Trong tình trạng hiện tại, các môn đệ có thể bị xao xuyến vì sự ra đi của Thầy mình. Cùng với Ngài, họ đã sống trong bình an với Thiên Chúa mà Ngài đã dạy họ phải yêu mến. Không những thế, họ sống trong bình an với nhau, bởi vì tiếng nói của Ngài đã trấn áp cuộc tranh cải giữa họ với nhau. Họ không sợ kẻ thù vì tin tưởng vào sự che chở của Ngài. Đó chính là sự bình an mà Đức Giêsu muốn nhắc đến và muốn để lại cho các môn đệ thân yêu của Ngài. Dựa vào những sự bảo đảm này, các môn đệ sẽ không còn rung động trước những biến cố đang chờ đợi họ và chẳng còn gì để phải lo sợ nữa. Đây cũng chính những lời mà Thiên Chúa đã dùng để khích lệ Giôsua trước khi vào đất Canaan, và cũng là những lời Giôsua, đã dùng để khích lệ các chiến sĩ của ông trước khi giao tranh. Trong nước Đức Đức Kitô, không có chỗ những người nhát đảm, sợ sệt. Các môn đệ của Đức Giêsu phải nhìn tương lai với tâm hồn của những kẻ chiến thắng, bởi vì Thầy của họ đã hứa: Ta sẽ không bỏ các ngươi mồ côi Ta đã đến với các ngươi” (Ga14, 18). Cho nên, trong những điều kiện như thế, mọi sự nhát đảm là dấu chứng của sự thiết đức tin.
Như vậy các môn đệ không nên để mình bị ngã quỵ bởi sự buồn phiền. Ngược lại, nếu họ có lòng yêu mến Thầy mình một cách chân thật thì họ sẽ vui mừng vì Ngài về cùng Cha, vì Cha lớn hơn Ngài, Đức Giêsu nói những lời này với tư cách là Ngôi Lời nhật thể trong tương quan với nhân tính của Ngài. Việc Ngài trở về với Cha đồng nghĩa với việc tôn dương nhân tính Ngài. Và quả thật đối với những ai yêu mến Đức Giêsu, đó là một lý do lớn lao để vui mừng. Phụng vụ của mùa phục sinh quả thực đã được gợi hứng từ đây.
Đức Giêsu loan báo việc ra đi của Ngài, một cuộc ra đi xảy ra qua cái chết của Ngài. Thời gian đã trở nên cấp bách. Ngài cảm thấy đầu mục của thời gian này đang đến gần. Sa tan sẵn sàng cùng Ngài giao chiến cuối cùng với sự hỗ trợ của Giuđa, các tư tế, Philatô cùng các diễn viên khác của cuộc thương khó. Nhưng Ngài cũng biết rằng sa tan không có quyền gì trên Ngài. Nếu Ngài đi đến cái chết để thể hiện ý của Chúa Cha với một tinh thần tuyệt đối vâng phục. Qua đó, Đức Giêsu muốn chứng tỏ cho thời gian lòng yêu mến của Ngài đối với Cha cũng như chính Ngài đòi buộc các môn đệ phải chứng tỏ lòng yêu mến đối với Ngài qua việc tuân giữ và lệnh Ngài truyền.
Như thế các môn đệ đã được chuẩn bị để đương đầu với mọi thử thách. Họ đã nhận được những lời hứa có khả năng củng cố họ trong chia phôi này. Chinh khi ấy, Chúa Giêsu mới ban lệnh khởi hành: “đứng dậy, Ta đi khỏi đây”
Trong bài sách Công vụ tông đồ cũng chỉ minh hoạ những ý tưởng của bài Tin mừng.
Phaolô tuy không thuộc nhóm những môn đệ theo Đức Giêsu từ đầu và cũng không được nghe những lời giáo huấn, những khích lệ của Thầy, nhưng quả thực ông đã sống đúng những lời ấy khi chứng tỏ mình là tông đồ can trường của Đức Giêsu, Đấng đã gọi ông trên đường Damas. Cũng chỉ vì rao giảng Danh Ngài mà ông đã bị ném đá giở sống giở chết và kéo bỏ ngoài thành.
Được hồi sinh, Phaolô không vì thế mà nhát đảm, sợ hãi, nhưng ông đã tiếp tục sứ mạng. Ông đã khích lệ và tín hữu trong giáo đoàn hãy kiên vững trong niềm tin. Vì chưng chúng ta phải trải qua nhiều giai đoạn gian khổ mới vào được nước Thiên Chúa cũng như Đức Giêsu phải chịu đau khổ trước khi vào vinh quang.
Thánh lễ mà chúng ta đang cùng nhau tham dự cũng bày tỏ mầu nhiệm chết và sống lại của Đức Kitô. Chính Ngài mời gọi chúng ta thể hiện mầu nhiệm ấy bằng cách sống như một Kitô hữu can trường sau khi đã được chiêm ngưỡng Ngài sống vaf sau khi dã được tiếp nhận sức sống của Ngài.
THỨ TƯ
Cv 15,1-6 – Ga 15,1-8
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi, còn nhành nào sinh trái thì Người tỉa sạch để nó sai trái hơn. Các con đã được tỉa sạch nhờ lời Thầy đã nói với các con. Các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Cũng như nhành nho tự nó không thể sinh trái được, nếu không dính liền với cây nho; các con cũng vậy, nếu không ở trong Thầy.
"Thầy là cây nho, các con là nhành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều trái, vì không có Thầy, các con không thể làm được gì. Ai không ở trong Thầy, thì bị vứt ra ngoài như nhành nho, và sẽ khô héo, người ta sẽ thu lại, quăng vào lửa cho nó cháy đi.
"Nếu các con ở trong Thầy, và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin, và sẽ được. Đây là điều làm Cha Thầy được vinh hiển là các con sinh nhiều trái, và như thế các con trở nên môn đệ của Thầy".
Khi kén chọn Dân Israel, Thiên Chúa muốn họ là dân riêng của Người, muốn họ nên thánh, muốn họ nên khác các Dân chung quanh trong việc thờ kính thần linh và cư xử với nhau.
Người đã đích thân ban cho họ một bộ luật qua trung gian Môsen để họ theo đó mà mến thờ Người và yêu mến nhau. Tự nó, luật Môisen là bộ luật tốt lành, chứ không là luật sai hoặc xấu. Nó có mục địch đào luyện và uốn nắn người ta, giúp người ta vừa bớt dần các nết xấu, vừa ý thức sự yếu hèn và tội lỗi của mình, để cầu xin hoặc mong ơn tha thứ của Thiên Chúa. Tiếc rằng con người đã hiểu sai về mục địch của luật ấy và làm cho việc giữ luật giảm sút giá trị.
Vào thời Chúa Giêsu, để củng cố địa vị mình và lợi dụng vì lợi ích riêng. Biệt phái luật sĩ nặng óc vụ luật để thêm thắt nhiều điều khoản vào bộ luật chính, đã lái hướng việc giữ luật theo ý họ, không còn đúng với ý Thiên Chúa. Họ cậy mình là những giữ luật nhiêm nhặt, những kẻ biết đề cao luật và chỉ vẻ cho hạ kém đạo đức biết đàng giữ luật. Họ thích kể công trước mặt người ta và cả trước mặt Thiên Chúa. Họ vênh vang với việc mình trung thành với luật Môisen, như giữ luật cắt bì, luật nghỉ ngày hưu lễ và coi như mình có công nghiệp lớn, khiến Thiên Chúa phải thưởng công. Họ coi là do việc mình giữ luật như thế, mình là hạn người được cứu rỗi, còn những kẻ khác đều là hạng đáng đoạ đày.
Họ quên mất rằng việc cứu rỗi là việc chỉ do Thiên Chúa mà thôi. Thiên Chúa hoàn toàn có sáng kiến trước, có sự tự do trong việc này. Người hành động hoàn toàn chỉ vì lòng yêu thương, chứ không do người nào hay nguyên nhân bên ngoài nào ép buộc Người. Người cũng hành động theo những đường lối lắm khi vượt mọi ngờ tưởng của con người. Vì đường lối của Người không giống như đường lối của nhân loại. Người có thể cứu rỗi người ta mà không bắt phải theo luật Môisen hay phải là người ở trong dân chọn.
Do chịu ảnh hưởng của óc vụ luật, có nhiều người Dothái sau khi tin Chúa Giêsu và vào đạo, đã đòi những người ngoại giáo xin gia nhập Kitô giáo cũng phải cắt bì và giữ luật Môisen. Về điểm này, thánh Phaolô không đồng ý. Người nhìn thấy đường lối mới mẻ của Thiên Chúa. Người thấy Thiên Chúa đã ban ơn cho người ngoại giáo trước họ áp dụng phép cắt bì. Vậy Thiên Chúa tỏ ra là Người có thể và vẫn cứu độ người ngoài luật Môisen và ở ngoài dân chọn.
Tuy nhiên, trước thắc mắc và đòi buộc của một số tín hữu gốc Dothái, thánh Phaolô đã lên đường về Giêrusalem lãnh ý của các tông đồ. Người muốn hành động trong sự hiệp thông và nhất trí với các tông đồ. Trên đường đi, đến giáo đoàn nào người cũng kể lại những việc lạ lùng Thiên Chúa làm cho dân ngoại và người kể lại trong niềm hân hoan, trong lòng cảm tạ. Người tin chắc các tông đồ cũng sẽ nhận ra bàn tay và tình thường của Thiên Chúa và sẽ có những quyết định phù hợp với tình cảnh của dân ngoại để tỏ ra là mình đi theo và tôn trọng đường lối cứu rỗi diệu kỳ của Thiên Chúa. Vì quả thật việc cứu rỗi là do Thiên Chúa thực hiện theo sở hiếu của Người, theo những đường lối đặc biệt của Người.
Bài Tin mừng giúp ta hiểu thêm về vấn đề này. Ví dụ về cây nho và nhành nho cũng giúp chúng ta thấy mọi sự trong việc cứu rỗi là do Chúa: tự chúng ta, chúng ta chẳng làm gì được, như cành nho tự nó chẳng sống được, chẳng phát triển đ. Giống như cành nho, ta chỉ sống được nhờ thân nho là Chúa Giêsu và nhờ Người trồng nho là Thiên Chúa.
Bởi đó với tư cách là tín hữu gốc dân ngoại nay được Thiên Chúa cứu độ ta chẳng có công lệnh gì, ta hãy tạ ơn Chúa và ngợi khen đường lối của N. ta hãy luôn gắn chặt với thân nho là Chúa Giêsu, hãy ở trong Ngài, trong lời của Ngài và lo sinh hoa trái. Ta cũng cầu xin cho biết bao anh chị em chưa nhận biết Tin mừng, để thân nho ngày càng có thêm những nhành nho mới, hầu công lao cứu chuộc của Chúa mở rộng tới nhiều người và Thiên Chúa Cha được vinh hiển.
THỨ NĂM
Cv 15, 7-21 – Ga15, 9-11
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Nếu các con tuân giữ lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy, cũng như Thầy đã giữ lệnh truyền của Cha Thầy, nên Thầy ở lại trong tình yêu của Người. Thầy nói với các con điều đó, để niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được trọn vẹn".
Người Kitô hữu sẽ không có sự sống của Đức Giêsu nếu nếu không sống kết hiệp mật thiết với Ngài như cành nho với thân nho. Chính vì vậy, trong bài Tin mừng hôm nay, điều mà Chúa Giêsu đòi hỏi trước tiên nơi các môn đệ của Ngài là phải lưu lại trong lòng mến của Ngài.
Vậy lòng mến của Đức Giêsu là lòng mến nào? Đó chính là lòng mến mà Ngài mang đến cho họ mà khuôn mẫu của nó chính là lòng mến của Chúa Cha đã thể hiện nơi Đức Giêsu.
Lưu lại trong lòng mến của Đức Giêsu là để cho Ngài yêu mến chúng ta bằng cách không gây một trở ngại nào cho việc duy trì tình bằng hữu với Ngài. Vì thế, lưu lại trong lòng mến của Ngài cũng chính là tuân giữ các lệnh truyền của Ngài. Bởi vì tình bằng hữu đòi hỏi một sự kết hợp của những ý muốn, và sự kết hợp ý muốn của chúng ta với ý muốn củad Giêsu được chứng tỏ bởi việc trung tín thực hành những gì Ngài đòi hỏi nơi chúng ta. Cho nên sự trung tín càng được thể hiện trong những sự nhỏ nhặt, nghĩa là một tình yêu tinh tế thì chúng ta càng lưu lại trong lòng mến của Đức Giêsu. Đây là một nét nổi bật trong linh đạo của thành Têrêsa thành Lisieux. Khi tuân giữ các lệnh truyền của Đức Giêsu, các môn đệ đã nôi gương thầy mình trong cuộc đời dương thế: “lương thực của Ta là thi hành ý Đấng đã sai ta” nghĩa là tuân giữ các lệnh truyền của Cha.
Chính khi thực hành ý của Cha, cho dù thánh ý ấy đòi hỏi những hy sinh gian khổ, Đức Giêsu đã tìm thấy niềm vui lớn lao trong tâm hồn: niềm vui vì biết chắc rằng mình được Cha yêu mến và niềm vui vì đã sống tương hợp với tình yêu của Người.
Đức Giêsu mong muốn các môn đệ đến lược mình cũng cảm nghiệm được niềm vui này, một niềm vui sung mãn. Chính khi ấy, việc tuân giữ các lệnh truyền của Đức Giêsu sẽ trở thành ách êm ái và gánh nhẹ nhàn đối với các môn đệ.
Chính trong viễn tượng của bài Tin mừng và chúng ta có thể hiểu bài đọc trong sách Công vụ tông đồ.
Một vấn đề thời sự của Hội thánh lúc bấy giờ là tín hữu gốc dân ngoại có buộc phải giữ cắt bì theo luật Môsê không, bởi vì có nhiều người khi ấy quan niệm rằng, không chịu cắt bì theo luật Môsê thì vô phương được cứu rỗi. Như vậy, tựu trung vấn đề được đặc ra chính là vấn đề ơn cứu rỗi. Ơn cứu rỗi do đâu mà có? Do việc thi hành luật đạo cũ hay do Đức Giêsu mang đến cho nhân loại.
Thánh phêrô đã đứng ra giải quyết vấn đề. Theo ông, người Dothái không được hưởng một đặc quyền đặc lợi gì hơn lương tâm, ân sủng này không gắn liền lề luật cũng như những thiết định của người Dothái: “chính bởi ơn của Chúa mà chúng ta tin mình được cứu rỗi, cũng một thể như họ.
Thánh Phaolô đã triễn khai tư tưởng của Phaolô trong giáo thuyết về sự công chính hoá. Theo ông, “Dothái đích thực có đâu chỉ ở bề ngoài và cắt bì đích thực có đâu chỉ thuộc bề ngoài nơi xác thịt. Cũng thế, vì hết thảy mọi người đều đã phạm tội và khuyết hẳn vinh quang Thiên Chúa, nhưng nay được giải án tuyên công một cách nhưng không bởi ơn Người, nhờ việc cứu độ trong Đức Kitô, Đấng Thiên Chúa đã bày ra trước mặt thiên hạ như phương xá tội.
Như vậy, Đức Giêsu và lề luật của Ngài là tâm điểm của người Kitô hữu. Tuy nhiên, tiếng nói của Ngài còn được gặp thấy qua Giáo hội, qua các tông đồ mà trên nền tảng đó Giáo hội được xây dựng.
Thánh lễ chúng ta đang tham dự minh hoạ điều Đức Giêsu đã dạy các môn đệ. Đức Giêsu đã chết để chứng tỏ tình yêu đối với nhân loại cũng như đối với Cha Ngài, khi sống vâng lời triệt để cho đến hơi thở cuối cùng Ngài đã sống lời Ngài dạy khi lưu lại trong lệnh truyền của Cha.
THỨ SÁU
Cv 15, 21-31 – Ga15, 12-17
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Đây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền. Thầy không còn gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm; Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết. Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt, để các con đi, và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con. Thầy truyền cho các con điều này là: các con hãy yêu mến nhau".
Chúa Giêsu Phục sinh đã đổ vào lòng ta bác ái của Ngài, lòng bác ái được diễn tả bằng câu “ không có tình yêu nào lớn hơn là thí mạng sống mình vì người mình yêu thương”. Cùng với việc đó lòng bác ái ấy, Chúa cũng ban ơn sức của Ngài cho những ai muốn sống theo tình yêu của Ngài. Ta thấy Chúa Phục sinh đã thực hiện điều này nơi con người Saolô và biến đổi ông thành Phaolô, thành vị tông đồ nhiệt thành rao giảng Tin mừng, chịu nhiều gian khó hiểm nguy vì danh Chúa Giêsu, đến nổi cộng đồng Giêrusalem phải công nhận. Ông đã lấy tình yêu đáp lại và minh chứng tình yêu qua đó Đức Kitô đã yêu thương ông. Nhưng lòng bác ái của Chúa không chỉ khơi gợi lòng mến nơi từng cá nhân, mà còn hiệp nhất mọi người nên một. Chính nhờ tình yêu do Chúa Phục sinh ban, cộng đồng Giêrusalem đã nhất tri với một quan điêm chung, và gởi thư cho cộng đoàn dân ngoại để duy trì sự hiệp nhất trong Hội thánh.
Ngày nay một dấu chỉ cho thấy ta đang sống lòng bác ái của Chúa cũng là một mặt ta sống cho Chúa, mến Chúa , và mặt khác, ta duy trì sự hiệp nhất với nhau. Hiệp nhất tại nhà thờ qua một lời kinh, một dọng hát lúc đến dâng lễ với nhau. Rồi hiệp nhất ở gia đình, ở cộng đoàn mình. Vì sự hiệp nhất này chứng tỏ ta đã bỏ mình, đã thí thân, đã dẹp bớt ý riêng, sở thích riêng, quan niệm riêng của mình vì anh chị em mình.
Xin Chúa Giêsu đổ vào lòng chúng ta tình yêu thí thân ấy của Ngài và ban ơn để chúng ta sống cho Ngài, sống cho anh em, duy trí sự hiệp nhất keo sơn với nhau trong cộng đoàn.
THỨ BẢY
Cv 16,1-10 – Ga15,18-21
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu thế gian ghét các con, các con hãy biết rằng họ đã ghét Thầy trước. Nếu các con thuộc về thế gian, thế gian sẽ yêu những gì thuộc về nó, nhưng các con không thuộc về thế gian, vì chính Thầy đã chọn các con khỏi thế gian, nên thế gian ghét các con. Các con hãy nhớ lại lời Thầy đã nói với các con: Tôi tớ không trọng hơn chủ. Nếu họ đã bắt Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ các con; nếu họ tuân giữ lời Thầy, thì họ cũng tuân giữ lời các con. Tại vì danh Thầy mà họ sẽ làm cho các con tất cả những điều đó, bởi vì họ không biết Đấng đã sai Thầy".
Tin mừng hôm nay nói đến việc thế gian thù ghét các môn đệ Đức Giêsu. Đức Giêsu đã chọn các môn đệ, đặt họ vào giữa thế gian chứ không đưa họ ra khỏi thế gian, cho nên đây là một vấn đề mà họ cần cần suy nghĩ để có được một cách sống cho phù hợp với Tin mừng.
Được liên kết lại với nhau và với Đức Giêsu bằng mối dây tình yêu, cũng như Thầy của họ, các môn đệ gặp phải sự thù ghét của thế gian.
“Thế gian” ở đây được hiểu theo nghĩa tiêu cực, tức là những con người, những thế lực của Satan đối kháng với tinh thần của Đức Kitô. Lý do là thế. Ngược lại, môn đệ nào có tinh thần thế gian sẽ được thế gian yêu quý: “nếu các ngươi thuộc về thế gian, thế gian đã yêu dấu của riêng nó”.
Nói đến đây chúng ta liên tưởng đến lời giáo huấn của Công đồng đối với các linh mục: “các ngài không thể phục vụ nhân loại, nếu lại sống xa cuộc sống và những hoàn cảnh của nhân loại. Chính thừa tác vụ của các ngài, vì mang một danh nghĩa đặc biệt, nên đòi buộc các ngài không được theo thói thế gian… Các ngài không thể là thừa tác viên của Chúa Kitô nếu không là chứng nhân và là người ban phát một đời sống khác đời sống thế tục”. Giáo huấn của Công đồng rất tương hợp với những gì Đức Giêsu dạy các môn đệ.
Vì từ chối sống theo tinh thần của thế gian mà môn đệ trở thành đối tượng của sự thù ghét. Nói khác đi, họ sẽ là nhân chứng của thật giá Đức Kitô. Tuy nhiên Tin mừng không dạy họ tìm kiếm sự thù ghét hay đau khổ, bởi nếu như vậy, họ là một bị tâm bệnh chứ không phải là môn đệ Đức Kitô. Điều thứ nhất đòi hỏi nơi người môn đệ, đó là họ phải biết ý nghĩa Kitô giáo về thực tại và phải có một chút can đảm, vì không ai có thể dùng cùng lúc phụng sự Đức Kitô và thế gian. Không thể nào tin được một người môn đệ tìm kiếm cảm tình của thế gian.
Sự đối kháng mà chắc chắn người môn đệ sẽ gặp thấy trước tiên đã sảy ra nơi Đức Kitô. Suốt Tin mừng của ông, Gioan đã nhấn mạnh đến sự thất bại của Đức Giêsu trong sứ vụ của Ngài: “ Ngài đã đến nhà của Ngài, nhưng người nhà không tiếp nhận”. Bản án chống lại Đức Giêsu sẽ được tiếp diễn nơi các môn đệ. Thế gian tưởng rằng khi kết án Đức Giêsu là mọi sự đã kết thúc, nhưng bây giờ công việc của Ngài lại được tiếp tục nơi các tông đồ, những kẻ mang danh Ngài, cho nên họ quay lại chống các tông đồ. Cuối cùng thì việc chống lại Đức Giêsu cũng chỉ là chống lại lời Ngài rao giảng về Chúa Cha. Chưa bao giờ thế gian hay người Dothái đã thật sự chịu lấy lời của Thiên Chúa. Đức Giêsu đã mang đến cho thế gian Lời tối hậu của Thiên Chúa nhưng họ đã chối từ. Cho nên sự thù ghét Thiên Chúa đạt tới cao điểm trong sự thù ghét Đức Giêsu.
Người môn đệ phải hiểu rằng, theo Đức Giêsu không phải là theo một giáo thuyết, nhưng là theo một con người và sống rập theo khuông mẫu con người đó. Thế thì “môn đệ không trọng hơn Thầy, tôi tớ không lớn hơn chủ” phải là chuyện bình thường của họ. Và như Đức Giêsu đứng trước sự thù ghét của thế gian đã rút ra từ đó một sự hiểu biết thâm sâu về ý định của Chúa Cha, thì đây sẽ là cơ hội giúp người môn đệ đào sâu sự hiểu biết về Đức Giêsu và mầu nhiệm thập giá của Ngài.
Thế gian thù ghét các môn đệ. Thế thì thái độ của họ phải như thế nào đây ? sợ hãi, trốn chạy hay trở thành “ghetto” đối với thế gian chăng ?
Phaolô sẽ cho chúng ta thấy câu trả lời, không phải chỉ bằng lời nói nhưng bằng chính cuộc sống của ông nữa. Kể từ khi gặp được Đức Giêsu trên đường Đamas, ông đã lao mình vào công cuộc rao giảng Tin mừng. Có khi người ta muốn phong thần cho ông. Thế nhưng sau đó vì nghe lời xúi giục, họ đã ném đá ông dở sống dở chết. Cuộc đời tông đồ của Phaolô không chỉ có thế. Ông chịu đau khổ thử thách trăm bề nhưng luôn luôn giữ được sự hăng nồng trong việc thi hành sứ mạng. Bài đọc Công vụ tông đồ hôm nay cũng cho thấy phần nào, bước chân của Phaolô không bao giờ nghỉ ngơi, không bao giờ dừng lại. Ông đi thăm và củng cố lòng tin của các giáo đoàn. Ông sống theo sự thúc bách của nội tâm là đến Makêđônia truyền giáo cho những người chưa hề nghe danh Đức Giêsu.
Một điểm khác cần lưu ý là ông hành động trong sự duy nhất sự hiệp nhất với các tông đồ, nhưng lại biết nhường bước trước ơn soi sáng của Thánh Linh. Ông là kiểu mẫu của một người tông đồ sống niềm tin Kitô giáo một cách quân bình.
Mầu nhiệm Đức Kitô tử nạn và Phục sinh là những gì người môn đệ không bao giờ được thôi ngắm nhìn. Đó là đích điểm cuộc đời họ, đồng thời là động lực của họ trong sứ mạng rao giảng.
Thánh lễ chúng ta đang tham dự cũng diễn tả mầu nhiệm chính yếu ấy của cuộc đời Đức Giêsu.