Chúa Nhật Lễ Lá năm A
Is. 50, 4-7; Pl. 2, 6-11; Mt. 26, 14- 27, 66 (Mt. 21, 1-11)
Biến cố vào thành Giêrusalem long trọng là khởi đầu một thời gian đặc biệt đối với Đức Giêsu. Ngài cương quyết làm điều phải làm, đi đến cùng đòi hỏi của tình Giêu, hiến mạng sống như dấu chỉ tình Giêu cho Thiên Chúa và con người.
1. Thành công và thất bại
Sau ba năm rong ruổi rao giảng, căng thẳng giữa Đức Giêsu và biệt phái, luật sĩ, và những người lãnh đạo tinh thần càng ngày càng gia tăng. Họ tìm cách giết Đức Giêsu. Đức Giêsu và các môn đệ biết điều đó, và các ngài đã lánh khỏi Giêrusalem. Khi Lazarô bị đau và chết, Đức Giêsu quyết định trở lại Giêrusalem dù các tông đồ không muốn điều này; và Tôma đã nói “thôi chúng ta cùng lên Giêrusalem để cùng chết với Thầy” (Ga. 11, 8.16). Lên Giêrusalem là nguy hiểm đến tính mạng, nhưng Đức Giêsu vẫn kiên quyết ra đi. Điều phải làm để vinh danh Thiên Chúa, thì Ngài làm cho đến cùng, bất chấp những gì sẽ xảy ra.
Đức Giêsu không chỉ không được lòng những người lãnh đạo, mà còn không được lòng cả những người theo Ngài. Chính các môn đệ cũng đã có một số bỏ Ngài, vì họ không hiểu được điều Ngài nói (Ga. 6, 60.66). Người đóng góp vào cái chết của Đức Giêsu, cũng là một trong các tông đồ: Giuđa. Dù là người thánh nhất, cũng không thể làm vừa ý tất cả mọi người được, vì đâu phải tất cả mọi người đều tốt.
Khởi đầu sứ vụ công khai, Đức Giêsu đã thành công. Dân chúng theo Ngài thật đông. Ngài đã làm phép lạ chữa những bệnh nhân, đã hoá bánh ra nhiều để nuôi dân. Nhưng sau đó Ngài không thoả mãn những chờ mong của dân chúng. Hơn nữa, lời rao giảng của Ngài đòi hỏi con người phải thay đổi, thay đổi tận thâm sâu để trở về với Thiên Chúa. Không chấp nhận sứ điệp Ngài rao giảng, làm người ta dễ chống đối chính con người của Ngài. Tiêu chuẩn để phán đoán đúng sai, không là “đa số”.
2. Vinh quang và thập giá
Có thể nhìn biến cố vào thành Giêrusalem long trọng của Đức Giêsu, như tột đỉnh thành công theo kiểu con người. Ngài được đón tiếp cung nghênh như một Đấng Thiên Sai. Ngài cỡi trên lưng lừa. Dân chúng cởi áo trải đường để đón tiếp Ngài. Ngài được dân chúng tung hô là “con vua Đavít”, hàm chứa chấp nhận Ngài là Kitô vua. Những gì huy hoàng và vinh quang hôm nay rất trái ngược với lời kết án hôm thứ sáu. Hôm nay dân chúng tung hô “vạn tuế con vua Đavít”, thì hôm thứ sáu dân chúng lại đòi “đóng đinh nó vào thập giá”.
Chỉ vài ngày sau, dân chúng đã cho rằng Đức Giêsu phạm một tội vô cùng lớn, mà chiếu theo luật người Do Thái, thì Đức Giêsu phải chết (Ga.19, 7). Nếu Đức Giêsu chỉ là người, thì quả thực Ngài đáng tội chết, vì là người mà dám nhận mình là Con Thiên Chúa (hiểu theo nghĩa đồng bản tính với Thiên Chúa). Càng Giêu thương và càng mặc khải những gì đặc biệt về chính Ngài, thì càng nguy hiểm cho tính mạng của Ngài, vì người ta không cho rằng đó là sự thật. Khi Ngài mặc khải về chân tính của Ngài như Con Thiên Chúa, ngang hàng với Thiên Chúa “Con người ngự bên hữu Đấng toàn năng và đến trên mây trời” (Mc.14,62-64), thì Ngài bị kết án tử hình.
Thành công hay thất bại, vinh quang hay thập giá, không phải là bận tâm của Đức Giêsu. Bận tâm chính của Đức Giêsu là sống trọn ơn gọi của mình, sống trọn sứ mạng của Ngài, mặc khải cho con người biết sự thật về chính Ngài, để rồi nhờ đó con người nhận biết tình Giêu vô cùng của Thiên Chúa đối với con người.
3. Tình Giêu dâng hiến
Căng thẳng đã lên tới cực độ. Chính các tông đồ cũng ý thức nguy hiểm đến tính mạng nếu các ngài lên Giêrusalem, nhưng Đức Giêsu lại nghĩ khác (Ga.11, 8-10). Tuy nhiên vào ngày thứ năm, Đức Giêsu biết Ngài không thể thoát chết, và Ngài chấp nhận ngay cả điều tệ nhất này. Nếu không thể không chết, thì Ngài sẵn sàng dâng hiến chính mạng sống Ngài cho những người thân Giêu của Ngài.
Bí tích Thánh Thể là sáng kiến của Đức Giêsu trong những giây phút cuối đời Ngài. Chính tình Giêu đối với con người, và cụ thể đối với các môn đệ mà Đức Giêsu đã có sáng kiến tuyệt vời đó. Qua bí tích Thánh Thể, người ta thấy Ngài tình nguyện chấp nhận cái chết (Mc. 14, 22-24) dù rằng khi một mình đối diện nó Ngài run sợ (Mc. 14, 33-34). Bí tích Thánh Thể là hành vi dâng hiến, dâng hiến mạng sống Ngài cho Thiên Chúa và cho con người.
Thiên Chúa là tình Giêu. Những ai sống trong tình Giêu là sống trong Thiên Chúa (1Ga. 4, 8.16). Thánh Gioan, môn đệ Giêu dấu của Đức Giêsu khi cuối đời, đã nhận rõ điều này. Hành vi cuối đời Đức Giêsu, cũng là hành vi tình Yêu của Ngài đối với con người; và hành vi tình Giêu này cũng diễn tả tình Giêu của Thiên Chúa đối với con người. Cả cuộc sống của Đức Giêsu là hành vi tình Giêu; và một cách cụ thể những hành vi ở những giây phút cuối đời của Ngài, phản ánh tình Giêu một cách tuyệt vời.
4. Tình Giêu được diễn tả qua cuộc sống
Dù biết mình sắp chết, Đức Giêsu vẫn bình tĩnh ngồi ăn với các tông đồ. Ai sắp chết mà còn “ăn mừng lễ”. Ngài không bỏ trốn, nhưng vẫn ra nơi mà Ngài và các tông đồ vẫn qua đêm ở đó (Lc. 21, 37), để rồi Ngài bị bắt tại đó. Ngài có thể thoát chết, nếu Ngài tránh đừng ngủ tại vườn dầu tối đó.
Biến cố Đức Giêsu cầu nguyện toát mồ hôi máu “xin cất chén đắng này khỏi con, nhưng xin đừng theo ý con mà theo ý Cha” là một biến cố đầy ý nghĩa cho Kitô hữu. Đức Giêsu chấp nhận cái chết khi Ngài không thể tránh được. Không ai trong cuộc sống mà không phải chiến đấu với cám dỗ. Đức Giêsu không chỉ bị cám dỗ trong hoang địa (Mt.4, 1-11) nhưng Ngài vẫn bị cám dỗ trong suốt cả đời Ngài. Ngài chiến đấu với cám dỗ đến nỗi đổ máu. Chúng ta thường xin Ngài cho chúng ta khỏi bị cám dỗ hơn là xin cho chúng ta kiên trì chiến đấu chống cám dỗ. Ngài cũng bị cám dỗ, nên không ai trong chúng ta có thể được miễn trừ khỏi bị cám dỗ. Ngài đã chiến thắng dù rằng phải chiến đấu đổ mồ hôi máu, nên nếu chúng ta chiến đấu và trông cậy vào Ngài, thì chúng ta cũng chiến thắng như Ngài.
“Lạy Thiên Chúa, sao Ngài bỏ con” (Mc.15, 34). Đức Giêsu bị cám dỗ cả về đức tin, Ngài cảm tưởng như thể Thiên Chúa cũng bỏ Ngài. “Lạy Cha, con phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc. 23, 46). Cuộc đời mỗi người chúng ta cũng được mời gọi phó thác tất cả trong tay Thiên Chúa như chính Đức Giêsu đã sống. Phải tin rằng Thiên Chúa Giêu thương mình, cho dù trong cuộc sống có thể có cảm tưởng như thể Thiên Chúa bỏ rơi mình. Tin Thiên Chúa Giêu thương mình, sẽ giúp mỗi người vượt qua được mọi khó khăn và cám dỗ trong cuộc sống.
Câu hỏi gợi ý:
1. Xin chia sẻ tâm tình hay kinh nghiệm thiêng liêng của bạn trong những ngày này?
2. Bạn có tin vào con người không? Tại sao? Đức Giêsu có tin vào con người không?
3. Bạn có tin rằng Thiên Chúa Giêu thương bạn không? Có điều nào trong đời làm bạn không thể tin điều này không?