SUY NIỆM MỖI NGÀY TUẦN 12 THƯỜNG NIÊN
THỨ HAI
St 12, 1-9; Mt 7,1-5
Bản tính tự nhiên của con người là muốn hơn người. Nên ai hơn mình thì tìm cách hạ họ xuống; còn ai kém hơn mình thì đạp họ xuống luôn để không bao giờ họ có thể ngóc lên bằng mình, đạp xuống bằng cách vạch trần khuyết điểm, tội lỗi của họ, hoặc thổi phồng những khuyết điểm ấy của họ. Bản tính tự nhiên ấy còn mãi trong con người, trong cả kẻ tin lẫn người không tin, Công giáo cũng như không Công giáo. Vì thế mà Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay bảo ta đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán.
Đây không phải là bài học luân lý giúp ta tránh khỏi thói ngồi lê mách lẻo, nói hành nói xấu, hoặc kết án đồng loại của chúng ta. Nhưng đây là một hành vi đức tin, là hoa quả của lòng mến và là lẽ sống của con cái Thiên Chúa. Vì:
Loài vật là tạo vật ưu tuyển của Thiên Chúa, được mang hình ảnh Thiên Chúa, được Thiên Chúa yêu thương. Thiên Chúa không yêu thương loài người cách chung chung mà Người yêu thương từng người một. Mỗi người đều có giá trị trước mặt Người. mỗi người đều là mối bận tâm của Người. Trước mặt Người ai cũng như ai, không ai hơn, ai kém. Chính Chúa Giêsu đã khẳng định điều đó trong dụ ngôn con chiên lạc. Nếu Thiên Chúa chỉ yêu thương loài người cách chung chung, thì Người đâu có mất công phải bỏ chín mươi chín con chiên khác trong hoang địa, đi tìm con chiên lạc cho đến khi tìm được mới thôi. Như thế, mỗi một người sinh ra trên trần gian này đều được Thiên Chúa yêu thương. Mà vì đã được Thiên Chúa yêu thương nên họ cũng là cõi lòng của Thiên Chúa. Ai xúc phạm đến họ thì cũng xúc phạm đến Thiên Chúa. Ai động đến họ thì cũng động đến Thiên Chúa. Đó là điều Thiên Chúa đã mạc
khải ngay từ buổi đầu lịch sử khi Người nói với Abraham: "Ai sẽ chúc lành cho ai chúc lành cho ngươi, ai nói động đến ngươi Ta chúc dữ". Mạc khải này đã được viên thành nơi Đức Kitô khi Ngài tuyên bố: "Những gì các con làm cho một trong những kẻ bé mọn này là các con làm cho chính Ta". Như thế những gì liên quan tới con người cũng liên quan tới Thiên Chúa. ai nói phạm đến con người thì cũng nói phạm đến Thiên Chúa. Hơn nữa vì con người là đối tượng tình yêu của Thiên Chúa, nên bất cứ ai tước mất tình yêu Thiên Chúa trên họ, tước mất phẩm giá, quyền sống và quyền tự do của họ thì đều xúc phạm tới Thiên Chúa và phá vỡ kế hoạch tình yêu của Người. vì con người là đối tượng tình yêu của Thiên Chúa, nên khi ta hạ bệ anh em là hạ bệ chính Thiên Chúa, xét đoán anh em là xét đoán chính Thiên Chúa. Ta là ai mà có quyền xét đoán anh em ta?
khải ngay từ buổi đầu lịch sử khi Người nói với Abraham: "Ai sẽ chúc lành cho ai chúc lành cho ngươi, ai nói động đến ngươi Ta chúc dữ". Mạc khải này đã được viên thành nơi Đức Kitô khi Ngài tuyên bố: "Những gì các con làm cho một trong những kẻ bé mọn này là các con làm cho chính Ta". Như thế những gì liên quan tới con người cũng liên quan tới Thiên Chúa. ai nói phạm đến con người thì cũng nói phạm đến Thiên Chúa. Hơn nữa vì con người là đối tượng tình yêu của Thiên Chúa, nên bất cứ ai tước mất tình yêu Thiên Chúa trên họ, tước mất phẩm giá, quyền sống và quyền tự do của họ thì đều xúc phạm tới Thiên Chúa và phá vỡ kế hoạch tình yêu của Người. vì con người là đối tượng tình yêu của Thiên Chúa, nên khi ta hạ bệ anh em là hạ bệ chính Thiên Chúa, xét đoán anh em là xét đoán chính Thiên Chúa. Ta là ai mà có quyền xét đoán anh em ta?
Ta không có quyền xét đoán và hạ bệ anh em, vì chắc gì ta đã hơn họ! Chính vì thế mà Chúa Giêsu đã nói: "Sao các ngươi lại chỉ thấy cái rác trong mắt anh em ngươi còn cái xà trong mắt anh em ngươi, ngươi lại không thấy. Hãy kéo cái xà ra khỏi mắt mình trước đã!"
Mọi người đều đã phạm tội và chỉ một mình Thiên Chúa biết tình trạng tội lỗi của họ. Xét cho cùng, cả những kẻ bị xã hội kết án, trước mặt Thiên Chúa, tội của họ chưa chắc đã nặng hơn tội của kẻ kết án họ. Thế mà đôi lúc ta đã cư xử anh em ta như thể ta là người vô tội vậy. Đôi lúc ta kết án anh em ta bừa bãi. Ta chẳng khác gì các kỳ lão trong vụ án người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình.
Như thế phụng vụ Lời Chúa hôm nay muốn bảo ta rằng Đấng xét xử con người là Thiên Chúa chứ không phải là ta. Nên ta không có quyền xét đoán, kết tội, buộc tội ai cả. Nhiệm vụ của ta là cầu nguyện cho kẻ bách hại ta, làm ơn cho kẻ thù ghét ta, tha thứ cho kẻ xúc phạm đến ta, và dẫn người tội lỗi trở về với Thiên Chúa. Đó là đức tin của ta, là long mến của ta. Ai bảo rằng mình tin vào Thiên Chúa mà lại cư xử với anh em, hiện thân của Đức Kitô, như cư xử với thù địch, ghét họ như ghét kẻ thù, và lúc nào cũng chỉ muốn chà đạp họ để họ phải lụy phục mình, kẻ ấy vẫn chưa có lòng tin, vẫn đang lừa dối Thiên Chúa và lừa dối chính bản thân mình.
Mỗi lần tham dự thánh lễ là mỗi lần ta cùng với anh em ta hợp nhất với nhau để làm nên thân mình của Chúa Giêsu đến độ ta trở nên mình của họ và họ nên thân mình của ta. Ước gì hôm nay ta biết ý thức về sự hợp nhất ấy của nhân loại trong Đức Kitô, để ta cư xử với anh em như chính bản thân ta. Có thế, chắc chắn ta sẽ không những sẽ lấy được cái xà khỏi mắt ta mà còn lấy được cả cái rác trong mắt anh em ta nữa. Xin Chúa Giêsu ở lại mãi với chúng ta để muôn đời chúng ta được hợp nhất với nhau trong Chúa.
THỨ BA
St 13,2.5-12; Mt 7,6.12-14
Abraham và Lot đã nên giàu có quá đỗi về súc vật và vàng bạc, của cải của họ nhiều đến nỗi đất trở nên chật hẹp, nên xảy ra những tranh chấp giữa những người chăn chiên của Abaraham với những người chăn chiên của ông Lot. Bấy giờ Abraham đã nói Lot: "Làm sao đừng để có những tranh chấp ấy nữa vì ta là bà con, anh em mà!". Thế là họ chia tay nhau. Lot đi về hướng Đông và lập cư ở gần Sôđôma, còn Abraham thì lập cư ở đất Canaan.
Điều phân tán cậu cháu Abraham chính là những cuộc tranh chấp giữa những người chăn chiên của họ. Nguyên nhân của những tranh chấp ấy là lòng ích kỷ. Lòng ích kỷ làm cho con người chỉ biết nghĩ tới mình, chỉ biết lo cho mình, chỉ biết mình mà không biết tới người khác cũng là bà con anh em của mình. Lòng ích kỷ còn là cha đẻ của lòng tham lam. Mà đã tham lam tất sẽ dành giật, gian dối, lừa đảo, sẽ cư xử bất công. Hễ đã gian manh lừa đảo tất sẽ chém giết, dành giật, sẽ giận hờn đố kị. Ta có thể nói rằng: ích kỷ là cha đẻ mọi hiểm họa của con người.
Để có thể tránh được những hiểm họa ghê gớm đó, Chúa Giêsu bảo ta: "Các ngươi muốn người khác làm gì cho mình thì hãy làm cho người ta như thế". Chẳng ai muốn người khác gian lận, lừa đảo mình. Chẳng ai muốn người khác cư xử bất công với mình. Nếu ta không muốn người khác làm những sự ấy làm cho mình, thì ta cũng đừng làm cho họ như thế. Nhưng Chúa Giêsu bảo ta đừng làm cho người khác những gì mình không muốn họ làm cho mình, mà Ngài bảo: "Các ngươi muốn người khác làm điều gì cho mình thì hãy làm cho họ như thế. Nếu ta muốn được yêu, thì hãy yêu trước đi. Nếu ra muốn được tha thứ, hãy tha thứ trước đi… Như thế càng làm cho người khác điều mình muốn họ làm cho mình, thì ta càng thực hiện được ý muốn của mình. Càng sống cho người khác, ta lại càng trở nên mình hơn. Với những lời dạy ấy của Chúa Giêsu, ta dám quả quyết rằng ta được tạo dựng chỉ để sống cho và sống vì người khác. sống cho và sống vì người khác vừa là hình ảnh vừa là sự sống của chính Thiên Chúa: Cha có mọi sự trong tay người Cha lại trao hết vào tay Con đến độ Cha trở nên trống rỗng cùng tận cho Con. Đến lượt Con, khi đón nhận mọi sự từ nơi Cha, Con lại dâng hết về cho Cha đến độ Con cũng trở nên trống rỗng cùng tận cho Cha. Như thế, bản chất sự sống nơi Thiên Chúa là sống cho và sống vì các ngôi vị khác, đến nỗi, nếu có lúc nào đó, các ngôi vị Thiên Chúa không còn sống cho nhau nữa, thì sẽ không còn Thiên Chúa nữa. vì thế mà, sống cho và sống vì người khác không phải là một bài hạc luân lý mà chính sự sống Thiên Chúa đã được ban cho ta để ta nên hình ảnh của Người giữa tạo thành này. Sống cho và sống vì người khác là một viên ngọc quí mà Chúa Giêsu bảo ta phải giữ lấy nơi mình. Ai không biết giữ lấy viên ngọc quí "Sống cho và sống vì người khác" đó, người ấy vẫn thiếu chất người nơi mình. Muốn giữ được viên ngọc quí này, Chúa Giêsu bảo ta phải đi vào con đường hẹp, nghĩa là phải bỏ mình, bỏ mọi tham vọng, mọi dự án ích kỷ, mọi toan tính gian manh để sống như Chúa Giêsu đã sống. Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật thế mà chỉ vì ta, Ngài đã hạ sinh làm người, đã sống không một hòn đá gối đầu, chết không một mãnh vải che thân. Chỉ và ta, Ngài đã để lại mình trong phép Thánh Thể để ta được ở với và ở trong Ngài mà nên hình ảnh của Thiên Chúa và nên con cái của Thiên Chúa.
Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy những chém giết, bạo động, lọc lừa, thâm độc; một thế giới mà dấu vết của sự hiện diện và sự sống của Thiên Chúa đã nên nhạt nhòa, một thế giới mà "sự sống của Thiên Chúa là sống cho và sống vì người khác", như một viên ngọc quí đang bị chà đạp cách khủng khiếp. Chẳng mấy ai biết được giá trị của sự sống ấy chẳng mấy ai còn cảm nghiệm được hạnh phúc đích thực khi sống cho sự sống ấy.
Mỗi lần tham dự thánh lễ là mỗi lần ta được nên một với Đức Kitô, được đi vào tận trong Thiên Chúa, được sống chính sự sống của Thiên Chúa. con đường của sự sống và sự sống lại của ta chính là "Sống cho và sống vì người khác". Ước gì hôm nay, ta biết cùng với Đức Kitô cho kẻ đói ăn, người khát uống, cho kẻ mình trần mặc áo, tha thứ cho kẻ tội lỗi… Có thế, chắc chắn ta đang ở trong con đường dẫn đến sự sống đời đời.
THỨ TƯ
St 13, 1-12.17-18; Mt 7,15-20
Thiên Chúa chúng ta vẫn luôn luôn là Thiên Chúa của giao ước mà lại là một Thiên Chúa luôn trung thành với giao ước Người đã ký kết với ta. Người đã trung thành với giao ước đã ký kết với Abraham là cho ông được nên tổ phụ của một dân đông như sao trời cát biển. Mọi giao ước đều giống như sự khai thông hai dòng sông để từ nay chỉ còn một dòng duy nhất. Giao ước luôn đòi hai bên phải thay đổi triệt để và vĩnh viễn để có thể sống chung và làm việc chung với nhau. Để nên tổ phụ của một dân tộc, Abraham đã phải từ bỏ quê cha đất tổ. Từ bỏ quê cha đất tổ là dứt mình ra khỏi những gì là của mình để vĩnh viễn hòa mình vào trong Thiên Chúa. Không thay đổi vĩnh viễn và triệt để, sẽ không bao giờ có thể thành giao ước. Như thế khi trung thành với giao ước của Thiên Chúa. Abraham đã mang lấy dáng dấp, sự sống và một phần của Thiên Chúa Giêsu như các cành của một cây nho. Các cành nho hút lấy sự sống từ cây nho để sinh hoa kết trái thế nào, thì Kitô hữu cũng hút lấy sự sống của Chúa Giêsu để sinh hoa kết trái như thế. Sự sống của Chúa Giêsu là ra khỏi mình để chỉ sống cho Thiên Chúa và cho đồng loại mình. Trái trăng của sự sông ấy là yêu thương cho đến cùng, yêu bằng những hành động cụ thể: cho kẻ đói ăn, người rách mặc, cho người mù được thấy, kẻ điếc được nghe, là tha thứ cho kẻ tội lỗi, là phục sinh kẻ chết và loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó. Ta có thể nói rằng, ai nảy sinh nơi mình những hoa trái yêu thương này, người ấy đang thuộc về Thiên Chúa. "Ai yêu thương thì biết Thiên Chúa yêu thương này người ấy chưa biết Thiên Chúa. Chính vì thế mà, vào cuối đời ta cũng như vào ngày cùng tạn của thế giới này, Chúa Giêsu không chất vấn ta về những việc đạo đức ta làm, mà Ngài đòi ta những hoa trái yêu thương đã nảy sinh trong cuộc đời nhân thế của ta. "Ta đói các ngươi đã cho ăn, Ta khát các ngươi đã cho uống… hãy vào mà hưởng Nước Vinh Quang của Cha các ngươi…"
"Cho người đói ăn, cho kẻ rách mặc…" là những hành vi giao ước. Nếu ta thực thi những hành vi giao ước ấy, ta sẽ được hưởng Nước Thiên Chúa, nếu ta không thực thi những hành ci giao ước ấy, ta sẽ không được hưởng Nước Thiên Chúa.
Như thế, khi thực thi những hành vi bác ái yêu thương ấy, ta vừa được hưởng thành quả của giao ước là Nước Vinh Quang của Thiên Chúa, là sự sống đời đời với Đức Kitô trong Thiên Chúa, vừa được mang nơi mình, sự sống, tình yêu, hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa, nghĩa là, ta được mang nơi mình ta một phần sự sống và con người của chính Đức Kitô khiến người khác nhìn vào đời ta, họ sẽ thấy được Ngài đang sống và đang hoạt động nơi ta.
Như vậy, là Kitô hữu hay chưa là Kitô hữu không tùy thuộc ở việc ta đã được thanh tẩy hay chưa, mà tùy thuộc ở chỗ ta đã làm hoặc chưa làm những hành vi yêu thương mà Chúa Giêsu đòi ta phải làm: ta có hoặc không có trái trăng yêu thương của chính Chúa Giêsu, ai yêu thương Ngài, sẽ thuộc về Ngài. Ai không yêu thương như Ngài, sẽ không thuộc về Ngài. Ai yêu thương như Ngài sẽ là Kitô hữu thật. Ai không yêu thương như Ngài sẽ chỉ là những tiên tri giả, những Kitô hữu giả, bên ngoài đội lốt chiên mà bên trong là mãnh sói tham mồi.
Chỉ một lần giao ước với ta, Thiên Chúa muôn đời vẫn trung thành với lời giao ước ấy là cho ta được nên con Thiên Chúa, được hưởng sự sống đời đời với Đức Kitô. Nên nếu ta trung thành với giao ước của Ngài, ta sẽ được hưởng mọi thành quả của giao ước ấy. Ước gì hôm nay, khi được nên một với Đức Kitô trong thánh lễ này ta cũng biết yêu thương như Ngài, biết trở thành khí cụ tình yêu đích thật của Ngài. Có thế, không những ta sẽ được hưởng hạnh phúc Nước trời ngay hôm nay, mà ta còn có thể cho nhân loại hôm nay thấy được Thiên Chúa vẫn đang sống và đang hoạt động nơi thế gian này.
THỨ NĂM
St 16,1-12.15-16; Mt 7,21-29
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu bảo:' không phải những kẻ kêu Lạy Chúa, Lạy Chúa mà được vào Nước Trời đâu:' Chúa Giêsu lại còn nói mạnh hơn nữa khi bảo rằng: "Trong ngày ấy, tức là ngày cùng tận của vũ trụ này, có kẻ sẽ nói với Ta: "Lạy Chúa, chúng tôi đã nhân danh Chúa mà trừ quỉ và làm phép lạ", nhưng Ta sẽ tuyên bảo chúng: "Ta không biết các ngươi là ai, hãy xéo đi xa Ta hết thảy phường tác quaí". Nếu những kẻ kêu "lạy Chúa", nếu những người "nhân danh Chúa trừ quỉ và làm phép lạ" mà không được vào Nước Thiên Chúa, thì ai còn có thể vào được Nước ấy?". Chúa Giêsu bảo: "Chỉ những kẻ thi hành ý Thiên Chúa mới được vào nước Thiên Chúa".
Lòng tin vào Thiên Chúa không phải là một trò chơi của môi miệng của trí óc nhưng là một nhập cuộc thực sự vào sự sống và tình yêu của chính Thiên Chúa. Không nhập cuộc vào sự sống của Thiên Chúa, không tự biến đổi để từ khi tin vào Thiên Chúa ta có thể sống và làm việc chung với Thiên Chúa, ta vẫn chưa phải là người tin. Không nhập cuộc vào sự sống của Thiên Chúa, ta vẫn chỉ là người môi miệng đối với Thiên Chúa. Không nhập cuộc vào chính sự sống của Thiên Chúa, thì dù ta có nhân danh Người làm phép lạ hoặc nói tiên tri, ta vẫn không tôn vinh Thiên Chúa. Đã thế, đôi lúc ta còn lạm dụng danh Thiên Chúa để tự tôn vinh mình. Nhưng, nhập cuộc vào chính sự sống của Thiên Chúa là gì? Chúa Giêsu bảo là thi hành ý muốn của Chúa Cha.
Nhưng làm sao ta biết được ý muốn của Thiên Chúa mà đem ra thi hành được? Thắc mắc như thế là chưa hiểu gì về Thiên Chúa cả. Vì chính Chúa Giêsu chính là ý muốn của Chúa Cha nhập thể làm người. Muốn biết Thiên Chúa muốn ta làm gì thì hãy nhìn vào cuộc đời Chúa Giêsu. Cả đời Ngài, Ngài chỉ sống cho Cha và vì Cha, cho nhân loại và vì nhân loại, Ngài đến trần gian không phải chỉ để xét xử thế gian, nhưng để cứu độ họ bằng cách nâng họ lên ngang hàng với Ngài. Ngài đến trần gian không phải để được kẻ hầu người hạ mà để làm tôi tớ phục vụ và hiến mình cho mọi người. Di chúc Ngài để lại cho ta là: "Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta". Làm "việc này" là rửa chân cho nhau, là hiến mình phục vụ, và làm của ăn cho mọi người. Bất cứ khi nào ta sống như Chúa Giêsu đã sống, là ta đang làm theo ý Chúa Cha, và đang được ở trong Nước Thiên Chúa. Mà đã được ở trong Nước Thiên Chúa, ta sẽ không còn phải chết nữa. Khi ấy, ta sẽ là người mà Chúa Giêsu gọi là "những người khôn ngoan xây nhà trên đá. Dầu mưa gió, bão táp, nước lũ có tràn dâng, ngôi nhà vẫn không lay không chuyển". Những ai đã sống sự sống của Thiên Chúa, đã sống như Chúa Giêsu đã sống sẽ không bao giờ bị lay chuyển. Đau khổ, thử thách, gian truân, cấm cách, sẽ không làm gì được họ cả. Sự chết đối với họ lại càng là một mối lợi.
Khi không nhập cuộc vào sự sống của Thiên Chúa, không sống như Chúa Giêsu đã sống, ta vẫn có thể tiếp xúc, gặp gỡ Thiên Chúa nhưng khi ấy, ta thường bắt Thiên Chúa thi hành ý ta, hơn là ta thực thi ý Ngài. Khi đã thực thi ý ta, ta sẽ dễ tự tôn, tự mãn. Hagar trong bài đọc I hôm nay đã điển hình cho những người thực thi ý Chúa. Khi vừa mang thai, thay vì đã tạ ơn Thiên Chúa, thay vì đã phải cám ơn chủ, thì nàng lại lên mặt đến nỗi "không coi bà ra cái thá gì nữa". Chính vì thế mà Hagar đã bị tống cổ ra khỏi nhà và đứa con nàng sinh ra đã trở nên "một giống lừa hoang". Hagar đã điển hình cho kẻ ngu dốt "xây nhà trên cát" nghĩa là chỉ biết mình mà không biết ơn Thiên Chúa.
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay bảo ta rằng: muốn vào Nước Thiên Chúa, ta phải thực thi ý Chúa, chứ đừng đòi Thiên Chúa thực thi ý ta. Thực thi ý Thiên Chúa là sống như Chúa Giêsu đã sống, là suy nghĩ, hành động và yêu thương như chính Ngài. Mỗi lần tham dự thánh lễ là mỗi lần Chúa Giêsu trao cho ta trọn vẹn sự sống của Ngài để ta sống mà không phải ta, nhưng chính Ngài sống trong ta. Ước gì hôm nay ta biết để Ngài thực sự sống trong ta. Có thế, chắc chắn ta đã được ở trong Nước Thiên Chúa ngay từ hôm nay.
THỨ SÁU
St 17,1. 9-10. 15-22; Mt 8,1-4
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cho thấy: Thiên Chúa đã đến với Abraham, đã ngỏ ý là sẽ cho ông nên tổ phụ của một dân đông đảo như sao trời cát biển. Lúc ấy Abraham đã già, vợ ông cũng đã già mà lại son sẻ, không con, nên lời hứa ấy của Thiên Chúa quả là một lời khó tin. Nhưng Abraham đã tin, ông bỏ quê hương xứ sở đến định cư ở một nơi Thiên Chúa sẽ chỉ cho ông.
Sau khi ông đã định cư ở đất Canaan, vùng đất Thiên Chúa đã chỉ cho ông, Thiên Chúa đã đến với ông và đã lập lại lời giao ước đã ký kết với ông. Từ ngày ấy, "cắt bì" đã nên dấu chỉ của giao ước giữa Thiên Chúa và Dân của Người. Ngày ấy, Thiên Chúa cũng đã hứa với Abraham là sẽ cho ông nên tổ phụ của một dân tộc vĩ đại. Abraham tưởng ông sẽ nên tổ phụ của dân ấy nhờ Ismael, con của Hagar nhưng Thiên Chúa lại bảo: không phải bởi Ismael, nhưng bởi Isaac con của Sara mà ông sẽ nên tổ phụ của dân giao ước: "Tầm này sang năm, Sara sẽ sinh một con trai và ngươi sẽ gọi tên là Isaac". Lời Thiên Chúa đã hoàn toàn ứng nghiệm. Như thế, Thiên Chúa của chúng ta muôn đời vẫn là Thiên Chúa của giao ước. Giao ước của Người lại là một giao ước mà chẳng bao giờ ta dám mơ tưởng. Chính Người đã đến với ta trước, đã kết ước và yêu thương ta trước. Lịch sử mạc khải còn cho thấy: Người lại là Đấng tuyệt đối trung thành với giao ước Người đã ký kết với ta.
Phần ta, ta vẫn luôn là một dân thất trung phản bội. Ta chẳng khác gì một người vợ lăng loàn trắc nết, đã bỏ người tình tuyệt vời của ta là Thiên Chúa để dan díu với gã tình lang là tiền bạc, lạc thú, quyền lực, và mọi thứ ngẫu tượng khác. Chính khi phản bội Thiên Chúa như thế, ta sẽ trở nên bệnh hoạn, nhơ nhớp, đui mù, què quặt và chết chóc. Chính khi phản bội Thiên Chúa như thế, ta đã nên như người phong cùi trong bài Tin Mừng hôm nay. Tuy vậy, Thiên Chúa vẫn không bỏ ta, không hủy bỏ giao ước đã ký kết với ta: Người vẫn luôn là Thiên Chúa của ta và ta vẫn mãi mãi là dân của Người. Hơn thế nữa, Người còn lại như Người Mục Tử tốt lành bị lạc mất một con chiên, đã bỏ các con khác lại trong hoang địa để đi tìm con chiên lạc cho đến khi tìm được mới thôi. Để tìm kiếm ta, Thiên Chúa đã phải làm người như ta, để nói cho ta biết rằng: "Ngài muốn ta được sạch, muốn ta được cứu độ và được sống đời đời".
Nhưng để làm chứng rằng ta đã được sạch, Ngài lại bảo ta phải: "Dâng lễ vật như Môisê đã truyền dạy". Chúa Giêsu chính là Môisê mới của Thiên Chúa. Điều Ngài truyền dạy cho ta là: "Hãy làm việc này mà nhớ đến Ta". Việc ta phải làm để được sạch mọi thứ phong cùi, được tha tội lỗi và được sống đời đời là tin vào Ngài và yêu thương đến độ trở nên tôi tớ phục vụ mọi người. Lễ vật ta phải dâng để làm chứng rằng ta đã được sạch là chính bản thân ta, mạng sống ta cùng với lễ tế thập giá của Ngài như chính Ngài đã làm gương trước cho ta, để từ nay ta sẽ không còn sống cho mình nữa mà chỉ sống cho Thiên Chúa và cho đồng loại của ta.
Ta có thể nói rằng Thiên Chúa không bao giờ muốn ta phải chết và phải hư mất, mà Người chỉ muốn ta lãnh lấy sinh khí của Người để được sống đời đời. Đó là giao ước muôn đời tồn tại, giao ước làm cho ta nên con Thiên Chúa, nên hiện thân của Đức Kitô. Thiên Chúa là Đấng trung tín, sẽ không bao giờ hủy bỏ giao ước ấy. Nhưng để giao ước nên thực hiện nơi ta, Thiên Chúa dòi ta phải dâng lễ tế như Chúa Giêsu, vị Môisê mới đã truyền dạy ta, nghĩa là hiến mình phục vụ Thiên Chúa và phục vụ anh em mình. Nếu ngày hôm nay ta hiến mình phục vụ Thiên Chúa và phục vụ anh em mình, thì ta đã nên con Thiên Chúa và nên hiện thân của Đức Kitô ngay từ hôm nay rồi, đó là điều ta chẳng hề dám mơ ước nhưng lại hoàn toàn là sự thật.
Mỗi lần tham sự thánh lễ là mỗi lần ta được nên một với Đức Kitô. Đã nên một với Đức Kitô thì Ngài sống sao ta cũng sẽ sống vậy, mà đã sống như Ngài thì cũng được hưởng mọi quyền lợi, địa vị, vinh quang và hạnh phúc của Ngài, nghĩa là làm cho giao ước của Thiên Chúa trở nên hiện thực nơi ta. Ước gì hôm nay khi tham dự thánh lễ này, ta biết dâng trọn đời ta như một lễ tế cho Thiên Chúa; có thế, hạnh phúc Nước Trời sẽ là của ta từ nay tới muôn đời.
THỨ BẢY
St 18,1-15; Mt 8,5-17
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cho thấy "bí quyết" để hưởng được lời hứa và tình yêu của Thiên Chúa là tin vào Thiên Chúa cách tuyệt đối và vô điều kiện.
Abraham và Sara lòng dã đã cỗi, theo lẽ bình thường thì không bao giờ có thể sinh con được nữa, ấy thế mà Thiên Chúa lại bảo: "Tầm này sang năm, Sara sẽ sinh được một con trai", lời ấy đã làm bà phải bật cười, nhưng bởi tin ông bà đã được toại nguyện.
Thánh Mathêu trong Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện lòng tin của viên bách quản Roma, một người ngoại đạo, một lòng tin đã khiến Chúa Giêsu phải ngạc nhiên. Nếu như Chúa Giêsu đã khen lòng tin của chị phụ nữ Canaan khi chị nghĩ rằng chỉ cần đụng vào gấu áo của Ngài thôi cũng đủ để chữa lành bệnh, thì lòng tin của viên bách quản này còn mạnh hơn thế nhiều. Ông tin rằng Chúa Giêsu chỉ cần nói một tiếng thôi, thì đầy tớ của ông dù có ở xa đến đâu đi nữa cũng sẽ được chữa lành. Trước lòng tin ấy của ông, Chúa Giêsu đã ngạc nhiên đến nỗi phải thốt lên: "Ta chưa hề gặp được một lòng tin lớn thế nơi một người nào trong dân Israel". Rồi Ngài buồn bã bảo: "Nhiều người từ phương đông, phương Tây sẽ đến và được đồng bàn với Abraham, Isaac và Giacop, còn con cái trong nhà lại bị tống cổ ra ngoài".
Khi nói những lời ấy, Chúa Giêsu không chỉ muốn chỉ tới dân Israel cũ, những người đã không tin vào Ngài mà còn muốn ám chỉ tới Israel mới, tức là tất cả chúng ta.
Tin vào Thiên Chúa trước tiên là tin rằng mọi lời Ngài nói với ta đã là và vẫn mãi là sự thật. Ngài bảo: "Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế. Ai tin vào Thầy sẽ được sống đời đời. Những gì các con làm cho một trong những kẻ bé mọn này là các con làm cho chính Thầy". Tất cả những lời ấy đều là sự thật. Nhưng ta có coi đó là sự thật chưa?
Chúa Giêsu bảo: "Ai tin vào Thầy sẽ được sống đời đời". Đó là sự thật. Thế mà sao ta lại coi sự sống đời đời Ngài đã ban cho ta như một sự sống ở bên kia thế giới, chẳng dích dự gì tới đời ta hôm nay cả. Sao ta vẫn đầu tắt mặt tối chỉ vì tiền bạc đến quên cả Thiên Chúa? Sao ta vẫn vùi đầu vào lạc thú, vẫn tranh dành nhau những của phù vân. Vẫn hục hặc nhau vì những địa vị hư ảo? Như thế đó là lẽ sống của ta, như thế ngoài những thứ ấy ra chẳng có gì còn giá trị?
Chúa Giêsu bảo: "Những gì các con làm cho một trong những kẻ bé mọn này là các con làm cho chính Thầy". Đó là sự thật. Những người nghèo khổ, rách rưới, ăn xin ở đầu đường cuối phố là chính Chúa Giêsu. Thế mà sao ta đã cư xử với họ cách tệ bạc, tàn nhẫn, đã đuổi họ như đuổi tà? Đó không phải là thái độ của người có lòng tin.
Chính vì không tin rằng mọi lời nói của Chúa Giêsu nói với ta là sự thật và mãi vẫn là sự thật, ta đã biến Chúa Giêsu thành người của thế giới bên kia, đã biến Ngài thành một vị Thiên Chúa ở mãi tận trời cao, không dính dự gì với ta. Chính vì không tin rằng mọi lời nói của Chúa Giêsu nói với ta là sự thật, ta đã biến việc thờ phượng Thiên Chúa thành những lời kinh rỗng tuếch và những nghi thức không đem lại sự sống. Chính vì thế mà ta với Thiên Chúa vẫn là hai người xa lạ, Kitô giáo vẫn chỉ là một thứ tôn giáo trong nhà thờ, chứ chưa phải là sự gắn bó mật thiết của ta với đồng loại ta và Thiên Chúa của ta.
Chúa Giêsu bảo: "Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế", chứ Ngài không bảo: "Thầy sẽ ở trong mỗi nhà thờ mọi ngày". Nếu ta không để Ngài ở với ta và ta ở với Ngài mỗi ngày, ta vẫn chưa có lòng tin. Mỗi lần tham dự thánh lễ là mỗi lần ta ở với Chúa Giêsu và Chúa Giêsu ở với ta. Ước gì hôm nay, ta thấy được Ngài đang ở trong ta và trong mọi người để ta yêu họ như Ngài đã yêu thương ta. Có thế, chắc chắn ta sẽ được hưởng sự sống đời đời ngay từ hôm nay rồi.