Vợ chồng thường tranh cãi về điều gì nhiều nhất?

PeopleImages.com - Yuri A | Shutterstock


Drago và Sara Jerebic

Lý do sâu xa nhất của những cuộc cãi vã là gì?

Tại sao vợ chồng tốn nhiều thời gian để tranh cãi đến vậy? Là do nuôi con nhỏ, mẹ chồng, bố vợ, tình dục hay tiền bạc? Hoặc bởi vì chúng ta không có kỹ năng tốt để dàn xếp hoặc không có kỹ năng tranh luận? Có lẽ chúng ta phải chất gánh nặng lên ai đó, bởi vì chúng ta không thể chịu đựng được họ và vợ/chồng là người gần gũi nhất mà chúng ta có thể trút sự bất mãn của mình, ngay cả khi người không có lỗi?

Drago và Sara Jerebic, nhà trị liệu hôn nhân và gia đình, trả lời:

Tất cả những điều trên phần lớn đều đúng, nhưng câu hỏi đặt ra là liệu những lý do này có thực sự là lý do sâu xa nhất dẫn đến những cuộc cãi vã hay không. Chúng chỉ có thể là bề ngoài - những gì có thể nhìn thấy và nghe thấy từ bên ngoài.

Một cái nhìn sâu sắc về những gì hai vợ chồng mong muốn sẽ giúp chúng ta hiểu tốt hơn qua việc quan sát hai người yêu nhau: họ nhìn vào mắt nhau, họ thể hiện tình cảm và rất nhạy cảm với nhau. Họ sống vì nhau, họ cực kỳ kết nối về mặt cảm xúc – họ là những bậc thầy về giao tiếp cảm xúc.

Từ đó chúng ta có thể hiểu được khi nào cuộc cãi vã xảy ra. Khi nó không còn ở mức độ mà vợ chồng mong muốn. Vì vậy, có thể nói mẫu số chung của hầu hết các xung đột trong hôn nhân nằm ở cảm giác: khi vợ chồng không còn cảm thấy mình đủ quan trọng với nhau.

Khi bạn bắt đầu không còn cảm thấy người bạn đời của mình là nơi trú ẩn an toàn, người mà bạn có thể tin tưởng và cậy dựa, người mà bạn có thể cảm thấy êm đềm và thoải mái. Hầu hết các cuộc tranh cãi thực sự là một hình thức phản đối chống lại sự mất kết nối về mặt cảm xúc. Đây là một khía cạnh mà trong đời sống hôn nhân thường bị bỏ qua và đánh giá thấp.

Đó là lý do tại sao trong trị liệu hôn nhân, người ta không tập trung nhiều vào cách tranh luận khôn ngoan, về ảnh hưởng của thời thơ ấu đối với mối quan hệ hôn nhân hoặc nghiên cứu các tình huống lãng mạn, mà tập trung vào cách khiến bạn cảm thấy được tiếp nhận, là người không thể thiếu và quan trọng với nhau một lần nữa.

Mục tiêu này có thể đạt được nếu cả hai vợ chồng quyết định gặp gỡ nhau, có nghĩa là họ sẽ chia sẻ kinh nghiệm (bao gồm cả suy nghĩ) với nhau.

Rằng họ sẽ đáp lại nhau, nghĩa là họ sẽ không để những trải nghiệm của người vợ hoặc chồng tồn tại mà không có sự hồi đáp một cách tôn trọng (với trẻ em, vợ/chồng thường học cách hồi đáp cảm xúc liên tục – mong ước điều đó cũng xảy ra trong một mối quan hệ hôn nhân).

Điều thứ ba gồm cả hai bước đầu tiên liên quan đến mặt cảm xúc và sự hiện diện. Đó là sự kết hợp giữa tính chân thực và sự gắn kết (đi ngược lại là sự thiếu vắng cảm xúc và thiếu chân thực). Không phải lúc nào cũng dễ dàng để đạt được điều đó, nhưng nó rất xứng đáng.

G. Võ Tá Hoàng

Mới hơn Cũ hơn