Guillaume de Menthière
Chỉ dựa vào sức riêng của mình, như thể ân sủng của Thiên Chúa không tồn tại, là một cám dỗ của lạc giáo Pelagio, nó làm thay đổi nghiêm trọng mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa.
Đây là một trong những lời phàn nàn mà Đức Thánh Cha Phanxicô thường đưa ra cho thế hệ của chúng ta: nói chung chúng ta là những người Pelagio … Điều đó có nghĩa là gì? Tôi không chắc mọi người đều biết về cuộc tranh chấp thần học cổ xưa này giữa Thánh Augustinô và tu sĩ Pelagio người Breton vào đầu thế kỷ thứ 5.
Không đi sâu vào những bí ẩn của cuộc xung đột này, chúng ta biết rằng tu sĩ Pelagio đã đơn phương nhấn mạnh đến khả năng của con người mà quên rằng bản tính con người đã bị tổn thương bởi tội nguyên tổ, nên ân sủng của Thiên Chúa cần thiết để nâng đỡ con người và ân sủng này ban xuống nhờ Chúa Giêsu Kitô. Đây thực sự là sự cám dỗ của thời đại chúng ta.
Con người luôn là nạn nhân của tội lỗi chứ không phải là tác giả và kẻ đồng lõa của tội lỗi. “Nó giống như những người nghiện ma túy vừa là nạn nhân vừa là kẻ có tội”.
Trước hết hãy quên đi tội nguyên tổ. Chẳng hạn, chúng ta tin rằng điều kiện kinh tế là nguyên nhân duy nhất gây ra bạo lực xã hội và chỉ cần đổ hàng tỷ USD vào các thành phố của chúng ta, giống như nước rửa tội, là đủ để chấm dứt bạo loạn và thiết lập hòa bình dân sự. Sự ngây thơ theo chủ nghĩa Marxít này đã phớt lờ con tim bị tổn thương và đau yếu của con người. Chống lại chủ nghĩa Rousseau về con người man dã, chúng ta phải nhớ rằng mọi con người sinh ra đều đã hư hỏng.
Giáo lý về tội nguyên tổ không thể chê vào đâu được. Nó nhắc chúng ta nhớ rằng con người luôn là nạn nhân của tội lỗi hơn là tác giả và đồng phạm của nó. Giống như những người nghiện ma túy vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm. Với họ thì bệnh viện phù hợp hơn nhà tù. Chúng ta phải là đối tượng của lòng thương xót Chúa trước khi có thể là đối tượng của sự công bình của Ngài.
Sự thiếu hiểu biết về ân sủng
Ngày nay chúng ta nói rằng các thể chế của con người được hỗ trợ bởi công nghệ tiến bộ, sẽ cho phép chúng ta tự bảo vệ mình. Việc kêu gọi sự giúp đỡ của Chúa nào có ích chi? Chúng ta đã chứng kiến những thảm họa nảy sinh từ những thái độ đạo đức vốn mong đợi mọi thứ từ Thiên đàng một cách vô trách nhiệm... Đây chắc chắn là một thực tế mới: các cuộc khủng hoảng mà Giáo hội đang trải qua không chỉ đòi hỏi phải thực hiện các giải pháp nhân bản với sự thận trọng đúng đắn, mà còn đòi hỏi phải tránh xa nguy cơ mang theo một sự các biệt nào đó trong việc cậy nhờ đến siêu nhiên và sự trợ giúp của ân sủng.
Chúa Giêsu Kitô trở thành thầy dạy khôn ngoan
Cuối cùng, sự giản lược Chúa Giêsu Kitô thành thầy dạy khôn ngoan. Phần lớn những người đương thời với chúng ta dễ dàng nhận ra mình trong “các giá trị của Tin Mừng”. Họ ngưỡng mộ nơi Chúa Giêsu vị thầy có tuổi người phương Đông này, người mang lại sự khôn ngoan cổ xưa. Giống như Pelagio, họ tin rằng Chúa Kitô đã để lại cho chúng ta một khuôn mẫu đẹp đẽ để noi theo, ngoài ra không còn gì nữa: chúng ta bằng lòng với điều đó. Họ quên rằng Chúa Giêsu không chỉ là người rao bán các giá trị đầy cảm hứng, mà Ngài còn là Con Thiên Chúa Đấng mà từ đó chúng ta nhận được hết ân sủng này đến ân sủng khác (Ga 1,16 ). Sống như một Kitô hữu không phải chỉ là tuân theo sứ điệp của Chúa Kitô mà còn là sống hiệp thông với vị Sứ Giả, sống trong Chúa Kitô, đón nhận mọi sự một cách trọn vẹn!
G. Võ Tá Hoàng