Philip Kosloski
Việc sùng kính Lòng Chúa Thương Xót được mạc khải cho Thánh Faustina có nhiều nguồn gốc từ Kinh Thánh, mặc dù chi tiết chính xác về lòng sùng kính này không được liệt kê trong Kinh Thánh.
Hầu hết các việc đạo đức trong Giáo hội Công giáo, chẳng hạn như Kinh Mân Côi, đều có cơ sở Kinh thánh, nhưng không được tìm thấy từng chữ trong Kinh thánh.
Sùng kính Lòng Chúa Thương Xót là một ví dụ khác về lòng đạo đức có nền tảng sâu xa từ Kinh Thánh, nhưng được mạc khải riêng cho một vị thánh sau khi Kinh Thánh được viết ra.
Lòng Chúa Thương Xót trong Cựu Ước
Một số bài đọc Kinh thánh có thể đưa ra ý tưởng rằng ở đâu đó giữa Cựu Ước và Tân Ước, Thiên Chúa đã chuyển từ một Thiên Chúa báo thù sang một Thiên Chúa yêu thương. Thậm chí có một tà thuyết cổ xưa là Marcionism cho rằng Thiên Chúa trong Cựu Ước là một bạo chúa hay một ác thần, hoàn toàn tách biệt với Thiên Chúa trong Tân Ước, Đấng yêu thương, từ bi và nhân hậu :
Theo cách này, lòng thương xót, theo một nghĩa nào đó, tương phản với công lý của Thiên Chúa, và trong nhiều trường hợp, được tỏ bày không những mạnh mẽ hơn công lý đó mà còn sâu sắc hơn. Ngay cả Cựu Ước cũng dạy rằng, mặc dù công lý là một nhân đức đích thực nơi con người, và nơi Thiên Chúa biểu thị sự hoàn thiện siêu việt, tuy nhiên tình yêu vẫn cao cả hơn công lý: cao cả hơn ở chỗ nó là nguyên tố chính và căn bản. Có thể nói, tình yêu tạo điều kiện cho công lý và xét cho cùng, công lý phục vụ tình yêu. Tính ưu việt và cao thượng của tình yêu so với công lý – đây là dấu hiệu của toàn bộ mạc khải – được bộc lộ chính xác qua lòng thương xót. Điều này dường như hiển nhiên đối với các tác giả thánh vịnh và các tiên tri đến nỗi chính thuật ngữ công lý rốt cuộc có nghĩa là ơn cứu độ được thực hiện bởi Thiên Chúa và lòng thương xót của Ngài.
Lòng Chúa Thương Xót trong Tân Ước
Trụ cột cơ bản của việc sùng kính Lòng Chúa Thương Xót là tin rằng Thiên Chúa muốn chúng ta có lòng xót thương như Ngài đã thương xót chúng ta.
Chúa Giêsu đã nhiều lần dạy các môn đệ bằng những từ ngữ như thế.
“Phúc cho ai có lòng xót thương, vì họ sẽ được thương xót” (Mt 5,7).
Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9,13)
Ngoài ra, hình ảnh Lòng Chúa Thương Xót còn được lấy cảm hứng từ đoạn Kinh Thánh sau:
“[Một] người lính dùng giáo đâm vào sườn Người, lập tức máu và nước chảy ra” (Ga 19,34)
Nhiều yếu tố khác của việc sùng kính Lòng Chúa Thương Xót không được tìm thấy trực tiếp trong Kinh thánh, nhưng trong những mạc khải tư cho Thánh Faustina, ngài tuyên bố đã nhận được nhiều thông điệp khác nhau từ chính Chúa Giêsu.
G. Võ Tá Hoàng
Nguồn https://aleteia.org/