Philip Kosloski
Mặc dù Thánh Barnaba không phải là người thuộc nhóm 12, nhưng trong Tân ước ngài vẫn được nhắc đến như là một “tông đồ”.
Trong khi Chúa Giêsu gọi tên 12 vị tông đồ trong suốt sứ vụ của Ngài, thì danh hiệu “tông đồ” thường được áp dụng cho các nhân vật khác trong Tân Ước.
Thánh Phaolô là một trong những vị tông đồ được biết đến rộng rãi nhất, mặc dù ngài chưa bao giờ gia nhập vào nhóm 12 cho đến sau cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu.
Thánh Barnaba là một gương mặt điển hình khác trong Tân Ước được phong tước hiệu “tông đồ”.
Điều thú vị là tác giả Công vụ Tông đồ đặt cho hai vị ấy danh hiệu này “các tông đồ Barnaba và Phaolô ” (Cv 14,14).
Trong tiếng Anh “apostle” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp apostello có nghĩa là “sai đi”. Tông đồ là người được Chúa sai đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.
Kết quả là, mặc dù Phaolô và Barnaba từ ban đầu không được Chúa Giêsu chọn làm thành viên của nhóm 12, nhưng Giáo hội tin rằng các ngài cùng chung chia một chức vụ, do được Chúa kêu gọi để rao giảng Phúc âm.
Trong khi Chúa Giêsu gọi tên 12 vị tông đồ trong suốt sứ vụ của Ngài, thì danh hiệu “tông đồ” thường được áp dụng cho các nhân vật khác trong Tân Ước.
Thánh Phaolô là một trong những vị tông đồ được biết đến rộng rãi nhất, mặc dù ngài chưa bao giờ gia nhập vào nhóm 12 cho đến sau cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu.
Thánh Barnaba là một gương mặt điển hình khác trong Tân Ước được phong tước hiệu “tông đồ”.
Điều thú vị là tác giả Công vụ Tông đồ đặt cho hai vị ấy danh hiệu này “các tông đồ Barnaba và Phaolô ” (Cv 14,14).
Trong tiếng Anh “apostle” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp apostello có nghĩa là “sai đi”. Tông đồ là người được Chúa sai đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.
Kết quả là, mặc dù Phaolô và Barnaba từ ban đầu không được Chúa Giêsu chọn làm thành viên của nhóm 12, nhưng Giáo hội tin rằng các ngài cùng chung chia một chức vụ, do được Chúa kêu gọi để rao giảng Phúc âm.
G. Võ Tá Hoàng